Thuật toán Google Realtime Penguin mới nhất

Sau rất nhiều đợt thử nghiệm từ đầu năm đến bây giờ, thuật toán Google Realtime Penguin đã chính thức được cập nhật. Thuật toán chống spam liên kết này sẽ đánh mạnh vào các website có liên kết không tự nhiên và ngay lập tức gây ảnh hưởng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian cập nhật, xem xét như các bản trước đây. Vào ngày 23/09/2016, Google đã chính thức cập nhật và tung ra phiên bản thuật toán đang rất được chờ đợi từ năm ngoái: Google Realtime Penguin. Google đã chính thức sử dụng thuật toán gốc thay vì phải sử dụng nhiều phiên bản chống Spam. Thông báo đã được đăng tải chính thức trên Webmaster Blog tại địa chỉ: https://webmasters.googleblog.com/2016/09/penguin-is-now-part-of-our-core.html.

 
Thuật toán Google Realtime Penguin

Một số tính năng cơ bản của Google Realtime Penguin

1. Realtime

Trước đây, các website có dấu hiệu Spam và vi phạm các quy định của Google sẽ được liệt kê vào backlist để theo dõi, xem xét một thời gian và sau đó sẽ bị xử lý cùng một đợt. Tuy nhiên với tính năng Realtime mới này của Penguin thì các dữ liệu sẽ được cập nhật rất nhanh và liên tục. Chính vì vậy nên website nào vi phạm sẽ ngay lập tức bị xủ lý và hình phạt cũng sẽ được gỡ bỏ rất nhanh sau đó nếu có sự cải thiện về các tiêu chí xếp hạng. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có các bản cập nhật tiếp theo cho các hình phạt của thuật toán Chim cánh cụt nữa.

2. Phạt từng Page thay vì toàn bộ Domain

Đối với các bản Penguin đã từng được áp dụng thì khi một hay một số page trên website vi phạm các quy định về xếp hạng của Google thì tất cả các Page còn lại cũng đều bị ảnh hưởng. Có thể là sẽ bị phạt cả domain đó luôn (không còn index nội dung). Nhưng với phiên bản Realtime mới này thì Google sẽ chỉ phạt những page nào có dấu hiệu sắp đặt liên kết một cách cố ý, các backlink trỏ về không tự nhiên. Có thể chỉ có một vài Page vị giảm thứ hạng trên Google Search, những Page còn lại có thể vẫn sẽ được xếp hạng ổn định, bình thường. Và đây cũng được coi là tính năng rất thông minh và tạo ra sự công bằng của thuật toán mới Google Realtime Penguin.

Cách khắc phục website bị phạt bởi thuật toán Google Realtime Penguin

Nếu website của bạn có dấu hiệu hoặc “không may” đã bị dính phải thuật toán mới cập nhật trên làm cho thứ hạng từ khóa biến động, không ổn định, hãy bình tĩnh và làm theo một số hướng dẫn dưới đây:
  • Kiểm tra lại tất cả các backlink trỏ về website.
  • Kiểm tra lại tính tự nhiên của backlink trỏ về như: tỉ lệ Nofollow/Dofollow, tỉ lệ Anchortext được tối ưu,….
  • Nếu bạn xét thấy các liên kết đó không được tự nhiên, hãy đặt thuộc tính Nofollow cho chúng. Trong trường hợp không thể sửa lại thành Nofollow, bạn hãy vào Google Webmaster Tools và Disavow nó ngay lập tức.
  • Thực hiện một số thao tác hỗ trợ nhằm “ghi điểm” với Google như: cập nhật nội dung chất lượng đều đặn, tạo thêm liên kết với các website có uy tín để bổ sung lượng bacnklink đã mất (Lưu ý là chỉ liên kết với các trang có uy tín và có tuổi thọ domain lâu năm). Tham khảo: Cách chặn backlink xấu bằng công cụ Google Webmaster Tools.
Sau khi đã làm tốt các công việc trên, bạn theo dõi sẽ thấy sự biến chuyển tích cực về thứ hạng website của bạn trên Google Search. Như vậy, rất có thể việc các trang web bị biến động thứ hạng trong thời gian gần đây là do bị ảnh hưởng của thuật toán Google Realtime Penguin. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng: Google luôn luôn có sự đổi mới trong cách thức vận hành bộ máy tìm kiếm của mình để hướng tới người dùng. Và trong tương lai có thể sẽ còn nhiều sự thay đổi áp dụng với các thuật toán khác nhằm xử lý các website dùng thủ thuật SEO vi phạm quy định xếp hạng của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất này.
Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Thiết kế website thương hiệu ấn tượng, khẳng định bản sắc
Thiết kế website thương hiệu ấn tượng, khẳng định bản sắc
Thiết kế website thương hiệu chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng, nâng cao nhận diện và kết nối cảm xúc với khách hàng hiệu quả hơn.
API là gì? Tìm hiểu web API, API server và cách chúng hoạt động
API là gì? Tìm hiểu web API, API server và cách chúng hoạt động
API là một tập hợp các quy tắc và giao thức cho phép các phần mềm hoặc ứng dụng khác nhau giao tiếp, kết nối và trao đổi dữ liệu một cách hiệu...
Blockchain là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của blockchain
Blockchain là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của blockchain
Blockchain không chỉ là nền tảng cho tiền mã hóa mà còn được ứng dụng sâu rộng trong lĩnh vực như tài chính, logistics, giáo dục và quản trị dữ liệu.
Web 4.0 là gì? Giải mã công nghệ Web 4.0 của tương lai Internet
Web 4.0 là gì? Giải mã công nghệ Web 4.0 của tương lai Internet
Web 4.0 sử dụng công nghệ tiên tiến tạo ra không gian Internet thông minh và tự động hóa giúp cải thiện đáng kể sự tương tác giữa người dùng và hệ...
Web 5.0 là gì? Các yếu tố cốt lõi và tiềm năng ứng dụng
Web 5.0 là gì? Các yếu tố cốt lõi và tiềm năng ứng dụng
Web 5.0 là bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của Internet, mang đến khả năng tương tác thông minh và cảm xúc giữa người dùng và máy...
Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost từ A - Z
Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost từ A - Z
Cài đặt localhost với các công cụ Xampp, WampServer là bước quan trọng để kiểm thử các ứng dụng web trực tiếp trên máy tính mà không cần Internet.
Widget là gì? Các loại widget website phổ biến nhất
Widget là gì? Các loại widget website phổ biến nhất
Web widget không chỉ là công cụ hỗ trợ chức năng mà còn là yếu tố quan trọng trong thiết kế giao diện người dùng (UI/UX) giúp tăng tính tương tác.  
Backend là gì? Vai trò và cách hoạt động của website backend
Backend là gì? Vai trò và cách hoạt động của website backend
Website backend đóng vai trò cốt lõi trong xử lý dữ liệu, tối ưu hiệu suất và bảo mật, giúp website hoạt động ổn định, nhanh chóng và an toàn hơn.
Mobile website: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên di động
Mobile website: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên di động
Hơn 60% lưu lượng web đến từ di động, mobile responsive website không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của một trang web.  
Frontend là gì? Vai trò & công nghệ lập trình frontend cốt lõi
Frontend là gì? Vai trò & công nghệ lập trình frontend cốt lõi
Frontend đóng vai trò quan trọng trong phát triển web, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, hiệu suất và tính tương tác của trang web.  

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.