WooCommerce là gì? Cách tạo web bán hàng bằng WooCommerce

Tính đến năm 2025, gần 5 triệu website trên toàn thế giới đang sử dụng WooCommerce để vận hành cửa hàng trực tuyến chiếm khoảng 25% thị phần trong ngành thương mại điện tử toàn cầu. Không chỉ vì miễn phí mà WooCommerce còn nổi bật nhờ khả năng mở rộng, giao diện thân thiện và tích hợp mạnh mẽ với hệ sinh thái WordPress. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang muốn xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp, dễ quản lý và tiết kiệm chi phí thì WooCommerce là lựa chọn rất đáng để cân nhắc.Vậy WooCommerce là gì và làm thế nào để tạo web bán hàng bằng WooCommerce? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây!
 

WooCommerce là gì? Hướng dẫn tạo web bán hàng bằng WooCommerce
 

WooCommerce là gì?

WooCommerce là một plugin miễn phí và mã nguồn mở cho WordPress, được thiết kế để biến website WordPress thành một cửa hàng trực tuyến đầy đủ chức năng. Được phát triển bởi WooThemes (nay thuộc Automattic), WooCommerce là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới.

WooCommerce kế thừa tất cả các ưu điểm của hệ quản trị nội dung này như tính linh hoạt, dễ sử dụng và khả năng tùy biến cao. Plugin này cung cấp các tính năng cơ bản cần thiết cho một cửa hàng trực tuyến bao gồm quản lý sản phẩm, giỏ hàng, xử lý thanh toán, quản lý đơn hàng và báo cáo bán hàng. 
 

Woocommerce là gì?
 

Lịch sử hình thành và phát triển của WooCommerce

WooCommerce đã trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới với hành trình phát triển đầy ấn tượng từ một plugin WordPress đơn giản đến một hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện. 

- Giai đoạn khởi đầu (2011 - 2013): WooCommerce ra đời vào tháng 9 năm 2011 dưới sự phát triển của WooThemes, một công ty chuyên tạo theme WordPress được thành lập bởi Adii Pienaar, Magnus Jepson và Mark Forrester. Ý tưởng tạo ra WooCommerce xuất phát từ nhu cầu cung cấp một giải pháp thương mại điện tử miễn phí và dễ sử dụng cho người dùng WordPress, khi mà thị trường lúc đó chủ yếu bị thống trị bởi các nền tảng trả phí như Magento hay Shopify.

- Giai đoạn thâu tóm bởi Automattic (2015): Bước ngoặt quan trọng xảy ra vào tháng 5 năm 2015 khi Automattic (công ty mẹ của WordPress.com) chính thức mua lại WooThemes với giá 30 triệu USD. Việc mua lại này đánh dấu sự hợp nhất giữa hai thế lực lớn trong hệ sinh thái WordPress, tạo ra một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ hơn.

- Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (2015 - 2018): Giai đoạn 2015 - 2018 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của WooCommerce với việc ra mắt nhiều tính năng mới và cải tiến đáng kể về hiệu suất. Phiên bản 3.0 được phát hành vào năm 2017 đã mang đến một cuộc cải cách toàn diện về cấu trúc dữ liệu, API mới và giao diện quản trị được thiết kế lại. Trong giai đoạn này, WooCommerce cũng mở rộng hệ sinh thái của mình với WooCommerce.com trở thành một marketplace lớn cho các extension và theme chuyên dụng.

- Giai đoạn hiện đại và tương lai (2018 - nay): Từ năm 2018 đến nay, WooCommerce tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử mã nguồn mở. Nền tảng này đã tích hợp các công nghệ hiện đại như Gutenberg Block Editor, hỗ trợ thanh toán đa dạng bao gồm các ví điện tử và cryptocurrency. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, WooCommerce đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ khi hàng triệu doanh nghiệp chuyển sang bán hàng trực tuyến.

 

Woocommerce
 

Ưu điểm nổi bật của WooCommerce WordPress

WooCommerce chiếm hơn 28% thị phần thương mại điện tử toàn cầu nhờ những ưu điểm vượt trội:

- Miễn phí và mã nguồn mở: WooCommerce hoàn toàn miễn phí để cài đặt và sử dụng. Không có chi phí bản quyền hay phí duy trì nền tảng như nhiều giải pháp thương mại điện tử khác. Vì là mã nguồn mở, người dùng và nhà phát triển có thể tùy chỉnh toàn bộ giao diện, chức năng hoặc tích hợp thêm công cụ theo nhu cầu riêng. 

- Dễ dàng tích hợp với WordPress: WooCommerce được phát triển dành riêng cho WordPress, nền tảng chiếm hơn 40% toàn bộ website trên Internet. Ngoài ra, WooCommerce kế thừa toàn bộ hệ sinh thái plugin và giao diện khổng lồ từ WordPress.

- Linh hoạt và có khả năng mở rộng cao: WooCommerce hỗ trợ gần như mọi loại sản phẩm: vật lý, kỹ thuật số, dịch vụ, đặt lịch, gói thành viên, v.v. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện theo phong cách thương hiệu, thêm các tính năng nâng cao như giỏ hàng thông minh, thanh toán một bước, khuyến mãi động,... thông qua hàng nghìn plugin và tiện ích mở rộng (miễn phí và trả phí).

- Cộng đồng hỗ trợ lớn: Với hàng triệu người dùng và nhà phát triển trên toàn cầu, WooCommerce có một cộng đồng rất mạnh. Bạn dễ dàng tìm thấy tài liệu hướng dẫn chi tiết, khóa học, diễn đàn trợ giúp, video tutorial và các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ khi gặp vấn đề.
 

Woocommerce Wordpress
 

Hướng dẫn cài đặt plugin WooCommerce cho website WP 

Để bắt đầu sử dụng WooCommerce trên website WordPress, bạn cần đăng nhập vào trang quản trị theo đường dẫn yourdomain.com/wp-admin, sau đó sử dụng tài khoản quản trị của mình để truy cập hệ thống. Từ giao diện quản trị, bạn nhìn sang thanh bên trái, chọn Plugin > Cài mới (Add New).

Tại ô tìm kiếm, bạn nhập từ khóa “WooCommerce”, sau đó tìm đến plugin chính thức do Automattic phát triển. Khi thấy kết quả hiện ra, bạn bấm vào Cài đặt ngay (Install Now), chờ vài giây để hệ thống xử lý, rồi nhấn Kích hoạt (Activate) để hoàn tất quá trình cài đặt.
 

Cài Woocommerce plugin
 

Ngay sau khi kích hoạt, WooCommerce sẽ tự động tạo ra các trang mặc định cần thiết cho một cửa hàng trực tuyến bao gồm: Cửa hàng, Giỏ hàng, Thanh toán và Tài khoản người dùng. Đây là những thành phần cơ bản để đảm bảo quy trình mua hàng diễn ra thuận lợi cho khách truy cập.

Tạo web bán hàng bằng Woocommerce

 

Hướng dẫn tạo web bán hàng bằng WooCommerce

Sau khi cài đặt thành công plugin WooCommerce WordPress, bạn có thể bắt đầu thiết lập các chức năng chính để biến website thành một cửa hàng bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh theo hướng dẫn sử dụng WooCommerce sau đây: 

1. Thêm sản phẩm

Đầu tiên, bạn vào mục Sản phẩm > Thêm mới.

Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin sau: 

- Tên sản phẩm.

- Mô tả ngắn và mô tả chi tiết.

- Hình ảnh sản phẩm.

- Giá bán và giá khuyến mãi (nếu có).

- Danh mục sản phẩm.

Sau khi hoàn tất, bạn nhấn Đăng (Publish) để sản phẩm hiển thị trên website.

 

Tạo website bán hàng Woocommerce
 

2. Cài đặt phương thức thanh toán

Tiếp theo, bạn cần cấu hình các phương thức thanh toán. Bạn truy cập vào WooCommerce > Cài đặt (Settings) > Thanh toán (Payments). Tại đây, bạn có thể bật các phương thức phù hợp như:

- Chuyển khoản ngân hàng (Bank Transfer).

- Check payment.

- Thanh toán khi nhận hàng (COD).

Nếu bạn muốn hỗ trợ các phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam như VNPAY, Momo hay ZaloPay, bạn cần cài đặt thêm plugin tương ứng.

 

Sử dụng WooCommerce
 

3. Cài đặt phương thức vận chuyển

Bạn cài đặt theo từng bước dưới đây: 

- Bạn truy cập WooCommerce > Cài đặt > Vận chuyển (Shipping).

- Sau đó, bạn thiết lập các khu vực giao hàng (theo tỉnh/thành) và tùy chỉnh phí giao hàng: cố định, miễn phí, theo trọng lượng,...

- Cuối cùng, bạn nhấn Lưu thay đổi. 
 

Hướng dẫn sử dụng WooCommerce

 

Một số câu hỏi thường gặp về WooCommerce

Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc đang cân nhắc chuyển sang WooCommerce WordPress, có thể bạn sẽ có nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng, chi phí và khả năng mở rộng của nền tảng này. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và phần giải đáp cụ thể để bạn hiểu rõ hơn.

1. WooCommerce có phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp không?

Có. WooCommerce được thiết kế linh hoạt để phù hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp – từ cửa hàng nhỏ bán vài sản phẩm đến các hệ thống bán lẻ lớn với hàng ngàn sản phẩm. Nếu bạn mới khởi nghiệp, WooCommerce cho phép bạn bắt đầu đơn giản, chi phí thấp. Còn nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp lớn, WooCommerce có khả năng mở rộng, tùy biến và tích hợp sâu với nhiều công cụ, dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

2. Chi phí để xây dựng website WooCommerce là bao nhiêu?

WooCommerce là một plugin miễn phí, tuy nhiên tổng chi phí để xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp có thể bao gồm nhiều yếu tố như: tên miền, hosting, giao diện (theme), các plugin mở rộng và chi phí thiết kế hoặc kỹ thuật (nếu thuê ngoài). Tùy vào nhu cầu và quy mô, chi phí có thể dao động từ vài triệu đồng cho đến hàng chục triệu đồng. 

3. Có cần kiến thức lập trình để sử dụng WooCommerce không?

Không cần. WooCommerce thân thiện với người dùng và được tích hợp trực tiếp vào giao diện quản trị của WordPress. Bạn có thể dễ dàng thêm sản phẩm, chỉnh sửa giá, cài đặt phương thức thanh toán, vận chuyển... như hướng dẫn sử dụng WooCommerce trong bài viết  mà không cần biết lập trình. 

 

Woocommerce WP


Qua bài viết của Website Chuyên Nghiệp, WooCommerce là một giải pháp thương mại điện tử mạnh mẽ, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí dành cho bất kỳ ai muốn bắt đầu kinh doanh online. Từ việc cài đặt plugin, thêm sản phẩm, thiết lập thanh toán - vận chuyển, cho đến quản lý đơn hàng, tất cả đều có thể thực hiện dễ dàng ngay trong giao diện WordPress quen thuộc. Dù bạn là người mới hay chủ doanh nghiệp đang muốn mở rộng thị trường, việc tạo web bán hàng bằng WooCommerce là bước đi hiệu quả và tiết kiệm để phát triển kênh bán hàng trực tuyến bền vững.

Bài viết liên quan:

icon websitechuyennghiep Khám phá thế giới màu sắc trong thiết kế website hiện đại

icon websitechuyennghiep Webflow là gì? Hướng dẫn cách dùng Webflow thiết kế website

icon websitechuyennghiep Mega menu là gì? Cách tạo mega menu cho website WordPress

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Demo website: Bước khởi đầu cho một trang web thành công
Demo website: Bước khởi đầu cho một trang web thành công
Demo website giúp mô phỏng giao diện, thử các chức năng, thuận tiện cho cả khách hàng và lập trình viên chỉnh sửa trước khi triển khai chính thức.
Báo giá thiết kế website du lịch chuyên nghiệp trọn gói
Báo giá thiết kế website du lịch chuyên nghiệp trọn gói
Báo giá thiết kế website du lịch kèm các tính năng nổi bật: đặt tour, đánh giá khách hàng, blog giúp doanh nghiệp tạo uy tín và gia tăng chuyển đổi.
WooCommerce là gì? Cách tạo web bán hàng bằng WooCommerce
WooCommerce là gì? Cách tạo web bán hàng bằng WooCommerce
WooCommerce là lựa chọn lý tưởng để xây dựng cửa hàng online với chi phí thấp, tính linh hoạt cao và đầy đủ tính năng từ giỏ hàng đến thanh toán.
Wireframe là gì? Tìm hiểu cách vẽ wireframe web chi tiết
Wireframe là gì? Tìm hiểu cách vẽ wireframe web chi tiết
Wireframe là công cụ không thể thiếu trong thiết kế sản phẩm kỹ thuật số, giúp đặt nền móng vững chắc cho website có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng.
Webflow là gì? Hướng dẫn cách dùng Webflow thiết kế website
Webflow là gì? Hướng dẫn cách dùng Webflow thiết kế website
Webflow là nền tảng thiết kế website với trình kéo thả mạnh mẽ, không cần code, hỗ trợ responsive, CMS và tối ưu SEO cho cả người mới lẫn chuyên gia.
Thanh toán trực tuyến là gì? Các hình thức thanh toán online
Thanh toán trực tuyến là gì? Các hình thức thanh toán online
Thanh toán trực tuyến giúp giao dịch nhanh chóng, tiện lợi và an toàn qua thẻ, ví điện tử, QR Code, ngân hàng số,... phù hợp xu hướng không tiền mặt.
Redirect 301 là gì? Cách chuyển hướng 301 hiệu quả cho SEO
Redirect 301 là gì? Cách chuyển hướng 301 hiệu quả cho SEO
Redirect 301 giúp giữ thứ hạng SEO, bảo toàn backlink, tránh lỗi 404 và cải thiện trải nghiệm người dùng khi thay đổi URL hoặc cấu trúc website.
Trí tuệ nhân tạo: Khái niệm, phân loại và vai trò trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo: Khái niệm, phân loại và vai trò trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mô phỏng trí thông minh con người. Khám phá khái niệm, cách hoạt động và ứng dụng AI trong đời sống hiện đại.
Thiết kế website giới thiệu sản phẩm
Thiết kế website giới thiệu sản phẩm
Nhờ website giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng 24/7 không bị giới hạn bởi không gian và thời...
Lỗi 400 Bad Request là gì và cách khắc phục chi tiết từ A - Z
Lỗi 400 Bad Request là gì và cách khắc phục chi tiết từ A - Z
Lỗi 400 Bad Request là một trong những mã lỗi HTTP phổ biến và thường xuất hiện khi trình duyệt gửi yêu cầu (request) không hợp lệ đến máy chủ.

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.