Mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của website
Mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của website là gì?
Tôn chỉ hoạt động của website bao gồm những mục tiêu có thể thực hiện được, định hướng phát triển web (theo hướng web tin tức, website bán hàng), nhóm khách hàng tiềm năng, sản phẩm và những kỳ vọng vào sự phát triển ở tương lai.
Một vài ví vụ cơ bản về tôn chỉ các công ty nổi tiếng toàn cầu:
- Wal-Mart (tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ): cho người dân thường có cơ hội được mua hàng như những người giàu
- Walt Disney: Mang niềm vui cho mọi người
- Coca Cola: Tạo ra giá trị và tạo nên sự khác biệt ở bất cứ nơi nào có chúng tôi
- McDonald: Chúng ta sẽ là nhà hàng phục vụ nhanh nhất thế giới, cung cấp cho khách hàng bữa ăn tuyệt hảo, dịch vụ tốt, sạch sẽ và có giá trị. Do đó chúng ta có thể làm mỗi một khách hàng phải hải lòng.
- Southwest Airline: hơn 30 năm qua kể từ khi thành lập, công ty này vẫn luôn trung thành với một tôn chỉ: “Chất lượng phục vụ tốt nhất thể hiện qua cung cách nồng nhiệt, thân thiện, niềm tự hào của mỗi nhân viên về công ty và về việc được phục vụ khách hàng. Và để đạt được sứ mệnh này, công ty xem nhân viên là sức mạnh lớn nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững nhất về dài hạn”. Mặc dù phương châm này không mới mẻ nhưng không có bất kì công ty vận tải nào tại Mỹ có thể tuân thủ suốt nhiều thập niên qua. Và họ đã thành công không phải bằng việc đưa ra các tôn chỉ thật hay ho, mà là trung thành và bền bỉ thực hiện đến cùng các tôn chỉ đó, đó là nguyên tắc của sự thành công.
Do vậy bạn có thể tạo ra một tôn chỉ hoạt động cho mình và nhớ rằng nó phải rõ ràng, có niềm tin bền bỉ và thực hiện cho bằng được.
Tôn chỉ hoạt động của Phương Nam Vina là:
Với kim chỉ nam hành động là "Quảng bá - Kết nối - Thành công". Chúng tôi tôn trọng khách hàng và nhân viên, uy tín, quý trọng con người, đối với chúng tôi nhân viên là nền tảng của sự phát triển. Phương Nam Vina mong muốn được hợp tác, cùng phát triển với các bạn!
Tóm lại, sử dụng mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của website rõ ràng là rất quan trọng, sau này nếu bạn lỡ đi lạc hướng, nhầm đường lối, phương châm sẽ giúp bạn đi đúng lại. Có một nhà triết học từng nói “nếu anh không biết bến cảng nào là nơi đến, thì chẳng có ngọn gió nào là chỉ đúng hướng anh đi”.