Quy trình SEO website cơ bản

Như các bạn đã biết, SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc,…khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan. Để từ khóa có thể đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm thì cần phải có một quy trình SEO website cơ bản chuẩn mực đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng của Google và các công cụ tìm kiếm khác.

quy trình seo website cơ bản

Cần có một quy trình SEO chuẩn mực để từ khóa đạt được thứ hạng cao trên Google

Các bước thực hiện quy trình SEO website cơ bản

Để nói chi tiết về quy trình SEO hoàn chỉnh và đầy đủ thì sẽ rất dài, bao gồm nhiều công đoạn, đôi khi có thể làm cho các bạn bị rối. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một cách ngắn gọn, súc tích quy trình làm SEO gồm 6 bước để bạn hiểu vấn đề một cách tổng quát và tư duy áp dụng làm cho dự án SEO web của mình.

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa bao gồm tìm kiếm, phân tích từ khóa

Đây là một bước quan trọng cho việc SEO web. Nếu bạn lựa chọn sai chiến lược từ khóa thì việc thất bại có thể dễ dàng xảy ra. Vì thế, bạn có thể sử dụng 2 công cụ Google Keywords Planner và Google Trends để phân tích và lựa chọn cho mình bộ từ khóa mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn cần phân tích từ khóa và lập ra một danh sách chủ đề, từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh trên website đó. Khảo sát và lựa chọn những từ khóa có lượng truy vấn tìm kiếm tốt.

Bước đầu, do website còn mới, sức mạnh chưa nhiều, bạn nên tập trung vào các từ khóa dài trước nhé. Vì từ khóa dài có mức độ cạnh tranh thấp nên việc đưa lên top đầu Google không quá khó khăn. Việc đẩy nhiều từ khóa dài đạt thứ hạng cao sẽ thu hút được một lượng người dùng truy cập từ Google search, qua đó giúp tăng sức mạnh của website, tạo tiền đề cho việc SEO các từ khóa ngắn và khó hơn.

Bước 2: Kiểm tra, phân tích website

Để định hướng tốt cho công việc cần thực hiện và lên kế hoạch SEO cho trang web, bạn cần phải kiểm tra tổng quát website, đánh giá và tối ưu nếu cần. Những yếu tố cần kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra về tốc độ tải trang, mức độ tối ưu onpage (cấu trúc, thẻ SEO, thẻ heading,...).

Kiểm tra thứ hạng các từ khóa mục tiêu trên các công cụ tìm kiếm, độ khó, đối thủ cạnh tranh.

Kiểm tra toàn bộ hệ thống backlink đã xây dựng trước đó (nếu có).

Kiểm tra mức độ tối ưu về Source Code (mã nguồn) của trang web.

Kiểm tra nội dung trang web, cấu trúc liên kết nội bộ để từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp cho chiến dịch từ khóa, định hướng cho các thẻ SEO liên quan (title, description, keyword). Bạn có thể tham khảo thêm 25 Tools SEO miễn phí giúp tối ưu onpage website.

Bước 3: Xây dựng nội dung cho website

Nội dung được xem là chìa khóa dẫn tới sự thành công cho việc SEO, chiếm số điểm quan trọng nhất trong việc xếp thứ hạng trang web của Google. Công việc xây dựng nội dung bao gồm: viết nội dung mới; chỉnh sửa, thay thế, xóa bỏ nội dung cũ; tối ưu hóa nội dung bài viết, hình ảnh, thẻ heading, từ khóa,.... Bạn cũng không nên quá nhồi nhét từ khóa làm người đọc cảm thấy khó chịu, không hài lòng, nên đơn giản hóa vấn đề, đối thoại hai chiều bằng cách tự đặt ra câu hỏi để được phản hồi lại. Hãy nhớ "Content is King" và yêu cầu đầu tiên trong SEO đó là phải làm nội dung cho thật chất lượng, phục vụ người dùng theo đúng chủ đề của website hướng đến.

Tìm hiểu thêm: Tại sao nội dung rất quan trọng trong SEO?

Bước 4: Tối ưu onpage cho trang web

Để website của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, bạn cần tối ưu hóa onpage. Các công việc tối ưu hóa cơ bản bao gồm:

Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề, mô tả: mỗi trang trên web cần có các thẻ title, description riêng, không được để trống page nào.

Tối ưu thẻ heading từ H1 - H6 cho các page. Trường hợp không thể tối ưu đầy đủ hết các thẻ heading thì hãy cố gắng tối ưu H1, H2, H3.

Tối ưu hóa hình ảnh sao cho dung lượng nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo được kích thước chuẩn và độ nét.

Tối ưu hóa đường dẫn và tốc độ tải trang. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn về Cách tăng tốc độ load web.

Cấu hình Geo Meta Tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ Google để phục vụ chiến dịch SEO Local.

Bước 5: Xây dựng liên kết

Để có sự liên kết giữa các website khác với web của mình bạn phải tiến hành xây dựng các liên kết. Đây là bước quan trọng trong quá trình SEO. Bạn có thể sử dụng các nguyên tắc sau để xây dựng liên kết một cách tốt nhất:

Càng nhiều càng vui: Bạn có nhiều liên kết thì sẽ càng tốt hơn cho trang web của bạn.

Để có giá trị hơn, bạn cần liên kết từ các website có sự uy tín và độ tin cậy cao.

Nên đặt liên kết SEO từ các web có ý nghĩa giống nhau, hoạt động trong cùng lĩnh vực càng tốt.

Cần lưu ý đa dạng hóa cho các tiêu đề hoặc từ khóa liên kết của bạn để giúp cho các liên kết đổ về trang web một cách tự nhiên hơn.

Bước 6: Kiểm tra, theo dõi, đánh giá, duy trì công việc

Để nắm được tiến độ của các dự án SEO, bạn cần lên kế hoạch theo dõi. Từ đó có thể phát hiện các lỗi để đưa ra các giải pháp giải quyết hiệu quả. Tùy theo từng mục đích và các web khác nhau mà bạn cần đưa ra các yếu tố theo dõi khác nhau. Yếu tố cần theo dõi cơ bản gồm:

Theo dõi về thứ hạng, tiến độ phát triển từ khóa.

Theo dõi số lượng người dùng truy cập vào website.

Theo dõi các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện và biểu đồ tăng trưởng backlink.

Trên đây là một quy trình SEO website cơ bản mà bạn có thể tham khảo, phân tích và tìm hiểu thêm về từng công đoạn để có thể phục vụ cho việc SEO hiệu quả để sớm đạt được những gì bạn mong muốn. Xin lưu ý rằng đây chỉ là quy trình thực hiện cơ bản, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cách làm SEO và việc mà bạn cần làm sau đó là nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết các bước triển khai để website có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm: Lợi ích khi sử dụng website chuẩn SEO

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Nginx là gì? Kiến thức tổng quan về Nginx web server
Nginx là gì? Kiến thức tổng quan về Nginx web server
Nginx là gì? Tìm hiểu những kiến thức tổng quan về Nginx Web Server để các bạn có thể tham khảo, áp dụng hiệu quả vào trong phần mềm và dự án web của...
CSS là gì? Những kiến thức quan trọng về ngôn ngữ CSS
CSS là gì? Những kiến thức quan trọng về ngôn ngữ CSS
CSS là gì? Khám phá những kiến thức quan trọng về ngôn ngữ CSS để giúp các bạn có thể dễ dàng tạo ra cho mình một trang web đẹp, ấn tượng và chất...
Landing page là gì? Phân biệt website và landing page
Landing page là gì? Phân biệt website và landing page
Landing page là gì? Phân biệt website và landing page cùng cách tối ưu trang đích hiệu quả để giúp chiến lược tiếp thị của bạn mang lại tỷ lệ chuyển đổi...
Băng thông là gì? Cách đo lường và tối ưu băng thông
Băng thông là gì? Cách đo lường và tối ưu băng thông
Băng thông là gì? Khám phá cách đo lường băng thông website và giải pháp tối ưu bandwidth để trang web của bạn luôn đạt được hiệu suất cao nhất khi truy...
Webpage là gì? Phân biệt webpage và website chi tiết
Webpage là gì? Phân biệt webpage và website chi tiết
Webpage là gì? Phân biệt webpage và website để các bạn có thể hiểu rõ vai trò của webpage, đồng thời sử dụng chính xác khái niệm cho từng trường hợp cụ...
JavaScript là gì? Tổng quan kiến thức về ngôn ngữ JavaScript
JavaScript là gì? Tổng quan kiến thức về ngôn ngữ JavaScript
JavaScript là gì? Tìm hiểu kiến thức về ngôn ngữ lập trình JavaScript để các bạn có thể áp dụng vào quá trình học tập và công việc của mình được tốt...
Thiết kế website 3D, web 360 độ, website VR thực tế ảo
Thiết kế website 3D, web 360 độ, website VR thực tế ảo
Thiết kế website 3D, web 360 độ, website VR thực tế ảo ấn tượng chính là cách để doanh nghiệp bạn dễ dàng thu hút khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển...
Bật mí 12 cách tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp
Bật mí 12 cách tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp
Bật mí 12 cách tạo website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp để bạn có thể áp dụng, từ đó dễ dàng tạo ra cho mình một trang web riêng ấn tượng, chất...
C++ là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++
C++ là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++
C++ là gì? Khám phá những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++ để giúp các bạn có thể hỗ trợ tốt cho việc học, việc làm của mình một cách hiệu...
Python là gì? Từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python
Python là gì? Từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python
Python là gì? Khám phá kiến thức từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python để giúp bạn có thể hiểu rõ, cũng như áp dụng hiệu quả vào trong công việc của...

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.