Làm việc tại facebook, google và microsoft khác nhau như thế nào
Làm việc tại Facebook, Google và Microsoft khác nhau như thế nào?
Sau đây là bài báo của BusinessInsider về trải nghiệm của Korolev khi may mắn được làm việc tại 3 tập đoàn hàng đầu thế giới với chủ đề: Làm việc tại facebook, google và microsoft khác nhau như thế nào?
BI: Facebook, Google và Microsoft, theo anh công ty nào có môi trường làm việc tốt nhất?
Dima Korolev: Nó còn tùy thuộc vào chức vị mà bạn nói đến. Nhân viên cấp cao, quản lý hoặc kỹ thuật viên thiết kế website sẽ có nhiều điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp ở cả 3 công ty này đều rất tuyệt vời, tôi có thể khẳng định điều đó. Tuy nhiên, bất cứ ai có hiểu biết sâu rộng đến đâu thì 9 – 18 tháng đầu tiên của sự nghiệp được trải nghiệm tại Google là điều đáng giá nhất. Họ dậy cho bạn cách làm việc với đồng nghiệp theo một cách thông minh nhất. Bạn sẽ trở nên thuần thục với những kỹ năng làm việc đạt hiệu suất cao sau một vài tháng làm việc tại đây. Dĩ nhiên, với bất cứ ai hỏi tôi sau khi tốt nghiệp, nơi nào là tốt nhất để làm việc thì cả Facebook, Google và Microsoft đều rất tuyệt vời. Nhưng tôi có phần thiên vị hơn so với Google.
BI: Điều gì ở Facebook khiến anh thích thú nhất?
Dima Korolev: Công ty luôn muốn làm nhanh bằng mọi giá không tuân theo nguyên tắc nào cả. Đó là cách thông minh để đạt mục đích trong dài hạn. Họ luôn đặt mục tiêu trở thành tổ chức gọn nhẹ nhất và họ đã thành công. Ngoài ra, tại đây không có nhiều ràng buộc, quy định về kỹ thuật, cấu trúc. Các nhóm đều hoạt động độc lập và làm việc bằng phương pháp họ cho là đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều người thích thú với điều này. Tuy nhiên nó có phần không phù hợp với phong cách của tôi. Ví dụ, tôi sẽ tôn trong nguyên tắc khi thiết kế website bán hàng chuẩn mà không chắp vá.
BI: Theo anh thì làm việc tại Microsoft khác biệt thế nào so với Google và Facebook?
Dima Korolev: Bạn sẽ được lo từ a đến z tại Microsoft. Một khi trở thành nhân viên của hãng, bạn sẽ được hỗ trợ từ mọi hướng để hoàn thành được mục tiêu dài hạn trong cả năm. Facebook lại khác, các công việc của bạn sẽ được luân phiên và đặt mục tiêu hoàn thành trong khoảng 3 tháng. Ở Google thì thường là 5 – 6 tháng. Với bất cứ ai có tham vọng thúc đẩy ý tưởng của mình thì Microsoft là một nơi tuyệt vời. Không có quá nhiều áp lực về mục tiêu hoàn thành như Facebook và Google, nhưng kỳ vọng về kết quả đạt được thường là cao hơn.
BI: Ở ba công ty này liệu có sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức và phân cấp bậc hay không?
Dima Korolev: Tại Google và Facebook, mỗi tuần đều tổ chức buổi gặp mặt giữa các nhân viên với các lãnh đạo cấp cao và CEO. Bạn được thoải mái đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời cởi mở từ Mark Zuckerberg, Sergey Bin hay Larry Page. Tuy nhiên, Microsoft thì ngược lại. Nếu muốn biết về tương lai, viễn cảnh của công ty hay một số vấn đề đại loại như thế với những lãnh đạo cấp cao thì bạn cần phải có một vị trí nhất định. Các cấp quản lý ở đây rất ít khi giao tiếp với các bộ phận thấp hơn.
BI: Tự khởi nghiệp rất khác so với “làm thuê” phải không?
Dima Korolev: Thực ra không có nhiều điểm khác biệt giữa khởi nghiệp và làm trong nhóm phát triển dự án ở một công ty lớn. Bạn đều phải làm việc để đạt được mục tiêu ban đầu. Điểm khác biệt lớn nhất có thể kể đến là các dự án thì bạn sẽ được công ty hỗ trợ về mọi thứ từ nguồn lực, tiền vốn… Còn khởi nghiệp bạn sẽ phải lo tất cả. Nhìn chung mọi thứ khá là giống nhau về cáchlàm việc. Ngoài ra, khi một dự án không đạt được mục tiêu như ban đầu, một số người sẽ phải ra đi, đó là điều chắc chắn, thậm chí nếu cần thiết, công ty có thể cho dừng hoạt động. Nhưng khởi nghiệp giống như một lời nguyền vậy. Nhiệm vụ của bạn là theo tới cùng không được bỏ dỡ. Từ tài chính, thời gian và nguồn lực, bạn sẽ phải làm việc mọi lúc, tận dụng mọi thời gian mà mình có.
BI: Bạn thích văn hóa làm việc tại các tập đoàn lớn hay tự mình khởi nghiệp?
Dima Korolev: Đương nhiên, tôi thích khởi nghiệp hơn. Tôi không muốn những người xung quanh mình ngày ngày làm việc từ 9 – 5h. Xét về tổng thể, dù là làm việc ở đâu thì điều quan trọng nhất vẫn phải là hoàn thành mục tiêu quý và năm.
BI: Bài học quan trọng nhất mà bạn học được từ sau thất bại với Public Verification là gì?
Dima Korolev: Mọi thứ đều không dễ dàng, và bạn cần phải luôn nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng của thị trường. Với Public Verification, tôi đã không làm bất cứ cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường nào có quy mô. Chính vì thế tôi đã thất bại.
Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên facebook