Ưu nhược điểm của website mã nguồn mở

Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty thiết kế website với rất nhiều mức giá khác nhau. Trên thực tế thì đang tồn tại hai loại dịch vụ website đó là thiết kế website giá rẻ và thiết kế website chuyên nghiệp, cao cấp. Chi phí thiết kế một trang web thường giao động từ vài trăm ngàn cho đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt đó?

Website được chia làm 2 loại chính đó là website mã nguồn mởwebsite mã nguồn code tay. Trong khi website mã nguồn mở không mất quá nhiều thời gian cho việc thiết kế thì website mã nguồn code tay thường được Code tay hoàn toàn và tốn khá nhiều thời gian. Với việc phải đầu tư ít công sức cho quá trình thiết kế một trang web mã nguồn mở thì hiển nhiên là cũng sẽ tồn tại những nhược điểm riêng của nó? Trong bài viết này, Phương Nam Vina sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những ưu và nhược điểm của website mã nguồn mở để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình khi quyết định đầu tư thiết kế một trang web, phục vụ cho công việc kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu trước về vấn đề: Website mã nguồn mở là gì?
 

Ưu nhược điểm của website mã nguồn mở
 

Ưu điểm của website mã nguồn mở

1. Sử dụng miễn phí

Đối với Website mã nguồn mở thì tính miễn phí luôn là một đặc điểm vốn có và cũng có thể nói đó là ưu điểm lớn nhất của loại website này. Không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một website miễn phí trong khoảng 30 phút đồng hồ.

2. Sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng

Với việc những trang web mã nguồn mở được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi như hiện nay, phần lớn là do cộng đồng người sử dụng, IT chia sẻ trên mạng Internet. Do đó trong quá trình xây dựng web mã nguồn mở, nếu bạn không hiểu hoặc đang gặp phải khó khăn nào đó thì thông qua cộng đồng người sử dụng, bạn có thể tìm được lời giải đáp cho những vấn đề mà bạn đang gặp phải.

3. Các bản vá lỗi được cập nhật tương đối nhanh

Đối với website mã nguồn mở thì tốc độ cập nhật các phiên bản, bản vá lỗi nhanh. Do đó, cho dù bạn không am hiểu về bảo mật thì vẫn có thể được yên tâm phần nào nhờ những bản vá lỗi được chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Nhược điểm của website mã nguồn mở

1. Khó khăn trong việc chỉnh sửa, nâng cấp

Một website mã nguồn mở được viết ra nhằm đáp ứng nhu cầu chung của cộng đồng. Do đó, khi cần tùy biến, chỉnh sửa theo định hướng của bạn thì bạn sẽ phải chỉnh sửa lại mã nguồn lập trình của website đó. Đồng thời vẫn phải đảm bảo được website hoạt động ổn định. Đây sẽ là một vấn đề không hề đơn giản.

Nếu bạn thiết kế website mã nguồn mở chỉ với mục đích sử dụng đơn giản thì không sao nhưng nếu như bạn cần phải chỉnh sửa theo nhu cầu sử dụng hoặc theo yêu cầu của khách hàng thì bắt buộc bạn sẽ phải chỉnh sửa Source Code của website đó. Vì đây không phải là website do bạn tạo ra nên bạn không thể hiểu được hết đặc tính của loại website này dẫn đến việc chỉnh sửa thường rất phức tạp, mất thời gian và có khi là không thể sửa được.

2. Bảo mật dữ liệu, thông tin không cao

Mặc dù khả năng cập nhật và vá lỗi nhanh nhưng trong quá trình vận hành nếu một người nào đó cũng sử dụng web mã nguồn mở như bạn và biết được lỗ hổng bảo mật trước khi bản vá lỗi được cập nhật thì họ cũng có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật đó tấn công website, xóa dữ liệu hoặc nguy hiểm hơn là đánh cắp thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của bạn.

3. Không tạo được nét riêng và tính chuyên nghiệp

Khi bạn thiết kế website bằng mã nguồn mở thì việc trang web của bạn giống các website khác (về giao diện, chức năng, … ) là điều hiển nhiên. Như vậy, trang web của bạn sẽ thiếu đi những nét riêng, nét khác biệt, không tạo được sức thu hút đối với người truy cập bởi vì tâm lý chung của người dùng là cần sự mới mẻ, phá cách trong thiết kế hay ít nhất cũng là một điều gì đó tạo điểm nhấn.

Tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của website giá rẻ

4. Bị khóa hoặc thu hồi bất cứ lúc nào

Website mã nguồn mở (Blogger, Wordpress, Google sites,...) là một dạng web đi mượn của các tổ chức quốc tế nên nó không thuộc sở hữu của bạn. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể bị khóa hoặc thu hồi bất cứ lúc nào mà không rõ nguyên nhân. Việc gửi báo cáo, xem xét để phục hồi lại sẽ rất phức tạp, mất thời gian mà hầu như không có kết quả. Nếu sử dụng để quảng cáo, bán hàng thì sẽ có nguy cơ bị mất website, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn là rất cao.

 Có nên dùng website mã nguồn mở hay không?

Website mã nguồn mở dễ bị khóa hoặc thu hồi không rõ nguyên nhân

Khi đầu tư kinh phí để thiết kế website, chắc hẳn rằng bạn cũng muốn đó là một trang web chuyên nghiệp, như ý mong muốn, cả về giao diện hiển thị cũng như tính năng sử dụng. Nhưng trên thực tế khi bạn sử dụng web mã nguồn mở, việc thay đổi theo ý muốn gần như là không có chứ chưa nói gì đến tính chuyên nghiệp. Một website nếu thiếu đi sự chuyên nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu cũng như hình ảnh của đơn vị bạn trong mắt đối tác, khách hàng. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp, mặc dù ban đầu bạn tốn một khoản kinh phí nhưng đổi lại sẽ khắc phục được tất cả các nhược điểm ở trên, bạn sẽ được sở hữu một trang web riêng và hoàn toàn yên tâm thực hiện các chiến dịch quảng cáo, kinh doanh về lâu dài.

Trên đây là một số ưu và nhược điểm của website mã nguồn mở. Có sử dụng website mã nguồn mở hay không còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và định hướng phát triển của mỗi đơn vị kinh doanh. Chúng tôi chỉ khách quan phân tích về các yếu tố liên quan ở trên để bạn tham khảo, hi vọng các bạn đã phần nào hiểu được bản chất của nó và sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho việc có nên sử dụng website mã nguồn mở phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài hay không? Xin cảm ơn đã đọc bài viết!

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Blockchain là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của blockchain
Blockchain là gì? Cách hoạt động và ứng dụng của blockchain
Blockchain không chỉ là nền tảng cho tiền mã hóa mà còn được ứng dụng sâu rộng trong lĩnh vực như tài chính, logistics, giáo dục và quản trị dữ liệu.
Web 4.0 là gì? Giải mã công nghệ Web 4.0 của tương lai Internet
Web 4.0 là gì? Giải mã công nghệ Web 4.0 của tương lai Internet
Web 4.0 sử dụng công nghệ tiên tiến tạo ra không gian Internet thông minh và tự động hóa giúp cải thiện đáng kể sự tương tác giữa người dùng và hệ...
Web 5.0 là gì? Các yếu tố cốt lõi và tiềm năng ứng dụng
Web 5.0 là gì? Các yếu tố cốt lõi và tiềm năng ứng dụng
Web 5.0 là bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của Internet, mang đến khả năng tương tác thông minh và cảm xúc giữa người dùng và máy...
Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost từ A - Z
Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost từ A - Z
Cài đặt localhost với các công cụ Xampp, WampServer là bước quan trọng để kiểm thử các ứng dụng web trực tiếp trên máy tính mà không cần Internet.
Widget là gì? Các loại widget website phổ biến nhất
Widget là gì? Các loại widget website phổ biến nhất
Web widget không chỉ là công cụ hỗ trợ chức năng mà còn là yếu tố quan trọng trong thiết kế giao diện người dùng (UI/UX) giúp tăng tính tương tác.  
Backend là gì? Vai trò và cách hoạt động của website backend
Backend là gì? Vai trò và cách hoạt động của website backend
Website backend đóng vai trò cốt lõi trong xử lý dữ liệu, tối ưu hiệu suất và bảo mật, giúp website hoạt động ổn định, nhanh chóng và an toàn hơn.
Mobile website: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên di động
Mobile website: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên di động
Hơn 60% lưu lượng web đến từ di động, mobile responsive website không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của một trang web.  
Frontend là gì? Vai trò & công nghệ lập trình frontend cốt lõi
Frontend là gì? Vai trò & công nghệ lập trình frontend cốt lõi
Frontend đóng vai trò quan trọng trong phát triển web, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, hiệu suất và tính tương tác của trang web.  
Name server là gì? Cách thay đổi name server nhanh chóng
Name server là gì? Cách thay đổi name server nhanh chóng
Thay vì phải ghi nhớ địa chỉ IP phức tạp, name server cho phép người dùng nhập tên miền dễ nhớ như websitechuyennghiep.vn để có thể truy cập web nhanh chóng.
Server là gì? Khám phá các loại máy chủ server phổ biến
Server là gì? Khám phá các loại máy chủ server phổ biến
Máy chủ server đóng vai trò quan trọng trong lưu trữ, xử lý dữ liệu và vận hành hệ thống. Tìm hiểu server là gì và các loại server phổ biến hiện...

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.