Web tĩnh là gì? Web động là gì? So sánh web tĩnh và web động
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức sở hữu một trang web riêng là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang cân nhắc thiết kế một trang web cho doanh nghiệp của mình, những khái niệm về web tĩnh là gì, web động là gì cũng như những đặc điểm của hai loại website này để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Website tĩnh là gì?
Trang web tĩnh là gì? Theo đó, website dạng tĩnh được xây dựng hoàn toàn bằng ngôn ngữ HTML. Cụ thể, sau khi hoàn tất việc tải trang HTML từ máy chủ về, trình duyệt sẽ tiến hành biên dịch mã và hiển thị nội dung của website. Với tính chất tĩnh của trang web, người dùng gần như không có khả năng tương tác cùng vì không có các yếu tố động hay cơ sở dữ liệu động liên quan.
Ưu điểm của website tĩnh
Tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của dự án mà web tĩnh sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau, cụ thể:
- Khả năng truy cập nhanh vì nó thực tế chỉ là những file HTML.
- Vì không cần trả nhiều tiền cho lập trình viên nên chi phí đầu tư web tĩnh thấp.
- Designer có thể thiết kế, sáng tạo theo phong cách mới lạ.
- Thân thiện với bộ máy tìm kiếm và có thể đặt tên file tùy ý.
Nhược điểm của website tĩnh
Mặc dù website tĩnh có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời, nó cũng tồn tại một số nhược điểm cần xem xét:
- Nội dung khó quản lý.
- Website khó có thể nâng cấp hay bảo trì.
- Mỗi khi cần thay đổi phải vào file HTML, JavaScript hay CSS để tiến hành chỉnh sửa.
Khi nào nên sử dụng web tĩnh?
Web tĩnh được ưu tiên sử dụng trong những trường hợp sau:
- Website có ít nội dung và không cập nhật thường xuyên nên có thể tiết kiệm chi phí.
- Quy mô website nhỏ, bạn cũng có thể thuê luôn người có chuyên môn quản trị web để quản lý.
- Nếu bạn muốn tự mình làm website thì có thể học các kiến thức căn bản và thiết kế.
Web động là gì?
Web động là một hệ thống dữ liệu số hóa mà trong đó, dữ liệu sẽ được tổ chức và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Sau đó, các dữ liệu này bao gồm văn bản, âm thanh và hình ảnh sẽ được gọi ra và trình diễn trên các trang web. So với website tĩnh, web động có khả năng tương tác cao hơn và có thể xử lý thông tin một cách động, mang lại trải nghiệm người dùng đa dạng và linh hoạt hơn.
Ưu điểm của website động
Web tĩnh và web động đều sở hữu những ưu điểm vượt trội. Trong đó, web động nổi bật với những lợi thế sau:
- Dễ dàng cho việc nâng cấp, bảo trì.
- Hoàn toàn có thể xây dựng được trang web lớn.
- Khả năng tương tác với người dùng cao.
- Việc quản lý nội dung dễ dàng.
Nhược điểm của website động
Một số nhược điểm của website động cần phải đề cập tới là:
- Nếu quy mô web động lớn, doanh nghiệp cần phải tuyển thêm nhân sự chuyên ngành.
- Chi phí xây dựng tốn kém hơn.
Lúc nào nên sử dụng web động?
Cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng web động trong những trường hợp dưới đây:
- Có nhu cầu làm web tin tức, blog cá nhân.
- Quy mô web thuộc dạng tầm cỡ.
- Làm website thương mại điện tử để kinh doanh online.
- Làm website để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
So sánh trang web tĩnh và trang web động
Web tĩnh và web động khác nhau ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua những yếu tố so sánh dưới đây nhé.
1. Chức năng
Website tĩnh chủ yếu có chức năng giới thiệu thông tin đến cho người dùng mà không cho phép họ thực hiện các thao tác tương tác. Nội dung trên web tĩnh cũng thường được thiết kế cố định nên khi nhu cầu truy cập thông tin của người dùng tăng cao, trang web tĩnh có thể không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu và mong muốn của họ.
Website động tích hợp các phần xử lý thông tin và khả năng truy xuất dữ liệu để giúp quản trị viên có quyền chỉnh sửa, quản lý và cập nhật các thông tin trên trang một cách nhanh chóng,... từ đó mang lại sự linh hoạt và thuận tiện cho quá trình quản trị. Ngoài ra, khách hàng có thể tương tác với cả chủ website cùng những người truy cập khác nhằm tạo nên môi trường trao đổi thông tin và tương tác đa chiều trên trang web.
Trang web động liên tục cung cấp thông tin mới được cập nhật bởi phần mềm quản trị web do công ty thiết kế website đưa ra. Các thông tin này được lưu trữ và đưa ra sử dụng theo yêu cầu của người dùng, tạo nên một môi trường linh hoạt và động đa dạng để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người sử dụng.
2. Ngôn ngữ lập trình
Trang web tĩnh sử dụng chỉ một ngôn ngữ lập trình đơn giản như HTML để hiển thị thông tin giống như việc xuất bản trên một tờ báo. Để thay đổi thông tin trên trang web, người quản trị cần thực hiện xử lý trực tiếp trên file HTML, điều này làm cho quá trình cập nhật thông tin trở nên tương đối phức tạp.
Trang web động sử dụng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như Java, PHP, ASP.NET và tận dụng các cơ sở dữ liệu mạnh mẽ như MySQL, Access, MS SQL,... cùng các hệ thống tương tự. Các chuyên gia lập trình sẽ tùy chỉnh mã nguồn phù hợp với yêu cầu cụ thể của trang web để tạo ra một hệ thống linh hoạt, có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng.
3. Khả năng tương tác với khách hàng
Với web tĩnh, khách hàng gần như không có khả năng tương tác với trang web, cũng như không thể thực hiện giao tiếp hoặc trò chuyện trực tiếp với nó. Nội dung trên trang web tĩnh đã được xác định từ ban đầu nên để thay đổi hoặc bổ sung nội dung, người quản trị phải thực hiện lại quá trình xây dựng kết cấu của trang web tĩnh.
Trang web động được thiết kế với phong cách hiện đại hơn so với trang web tĩnh với tính năng tương tác nhanh chóng giữa chủ sở hữu trang web và người truy cập. Điều này tạo ra khả năng trao đổi thông tin dễ dàng giữa người dùng và trang web, cũng như giữa các khách hàng khác nhau.
4. Ứng dụng
Trang web tĩnh thường được áp dụng khi nội dung ít thay đổi và thường xuyên chỉ dành cho các trang web quy mô nhỏ.Ngược lại, trang web động thường được dùng cho các dự án lớn như: trang tin tức, blog, website thương mại điện tử hoặc các trang web giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp.
5. Vấn đề nâng cấp, bảo trì
Vì không yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu hay lập trình phần mềm phức tạp, web tĩnh thường không đòi hỏi chi phí lớn. Nếu có, chi phí thường chỉ là một khoản nhỏ để thuê cơ sở dữ liệu hoặc đảm bảo tính tương thích với hệ điều hành. Điều này làm cho người dùng có xu hướng thường lựa chọn web tĩnh khi muốn tiết kiệm chi phí và không thường xuyên cập nhật nội dung. Tuy nhiên cũng vì đặc điểm này mà web tĩnh có thể sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý nội dung, bảo trì và nâng cấp.
Để tạo ra sự chuyên nghiệp cho trang web, việc đầu tư một khoản tiền không nhỏ là điều rất cần thiết. So với web tĩnh, web động không chỉ dễ dàng để nâng cấp và bảo trì mà còn có khả năng xây dựng các trang web lớn hơn một cách linh hoạt.
Giữa web tĩnh và web động, web nào được ưa chuộng hơn?
Sự ưa chuộng giữa web động và web tĩnh phụ thuộc chủ yếu vào yêu cầu tài chính, mục đích sử dụng, khả năng tạo mới nội dung và sự linh hoạt theo thời gian. Ví dụ, nếu sự đổi mới trong nội dung là điều mà bạn quan tâm thì web động có thể là sự lựa chọn hợp lý, trong khi web tĩnh thì sẽ thích hợp khi việc thay đổi nội dung ít quan trọng và vấn đề tài chính được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, nhờ những ưu điểm nổi bật hơn so với web tĩnh mà hiện nay, người ta thường ưu tiên sử dụng web động để làm website sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn như: thương mại điện tử, bán vé máy bay, du lịch, diễn đàn trực tuyến, quản lý từ xa,.... Web động không chỉ là một công cụ mạnh mẽ để cập nhật thông tin nhanh chóng và chuyên nghiệp, mà nó còn mang lại sự đổi mới liên tục và chăm sóc hiệu quả, đồng thời dễ quản lý hơn so với web tĩnh. Đây cũng chính là lý do vì sao mà web động vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi quyết định thiết kế website.
Dựa trên các thông tin mà Website Chuyên Nghiệp đã chia sẻ, chúng tôi hi vọng rằng bạn đã thu được những kiến thức cơ bản về khái niệm của trang web tĩnh là gì, web động là gì, cũng như sự khác biệt quan trọng giữa hai loại web. Từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
Bài viết liên quan:
Web 3.0 là gì? Những kiến thức quan trọng về web 3.0
Bảo mật website là gì? Giải pháp bảo vệ trang web hiệu quả
Chiến lược phát triển một website hiệu quả, chuyên nghiệp nhất