Apache là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về Apache Server
Apache HTTP Server là máy chủ web lâu đời và phổ biến nhất, hiện đang chiếm khoảng 45% thị phần máy chủ web trên toàn thế giới. Với hơn 20 năm phát triển, Apache đã trở thành nền tảng cho hàng triệu trang web từ các blog cá nhân nhỏ cho đến các trang web thương mại điện tử lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết apache là gì và những lý do khiến cho Apache sở hữu cộng đồng người dùng khổng lồ qua bài viết dưới đây.
Apache là gì?
Apache là một phần mềm web server mã nguồn mở và miễn phí, được sử dụng rộng rãi để phục vụ các trang web trên Internet. Tên chính thức đầy đủ là Apache HTTP Server, chức năng chính là xử lý các yêu cầu HTTP từ trình duyệt web của người dùng và gửi trả các trang web hoặc các tài nguyên khác theo yêu cầu.
Apache bắt đầu từ việc nhóm lập trình viên thêm tính năng mới và sửa các lỗi trong mã nguồn gốc cho NCSA HTTPd, một trong những web server đầu tiên và phổ biến nhất vào đầu những năm 1990 thuộc Đại học Illinois. Nhờ kế thừa nhiều ưu điểm từ NCSA HTTPd cùng với cải tiến đáng kể về tính năng và hiệu suất, Apache nhanh chóng trở thành một dự án độc lập đánh dấu sự chuyển giao từ một dự án học thuật sang một dự án mã nguồn mở được cộng đồng phát triển. Những cải tiến nổi bật của Apache không thể không kể đến bao gồm:
- Khả năng đa nền tảng của Apache: Apache có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Unix, Linux, Windows và macOS. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người dùng và quản trị viên triển khai Apache trên cơ sở hạ tầng đa dạng mà không cần thay đổi lớn.
- Module hóa: Apache giới thiệu một hệ thống module linh hoạt, cho phép thêm chức năng mà không cần sửa đổi mã nguồn cốt lõi. Với hơn 500 module chính thức và của bên thứ ba, Apache có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng dự án.
- Hiệu suất cao: Khả năng xử lý số lượng lớn requests đồng thời hỗ trợ nhiều kỹ thuật tối ưu hóa như caching và compression đáp ứng nhu cầu của cả các website nhỏ và các ứng dụng web quy mô lớn.
- Xử lý động trong Apache: Khả năng tạo ra nội dung web thay đổi theo real-time thay vì chỉ phục vụ các trang web tĩnh chính là cải tiến vượt trội so với các web server đời đầu. Websites có thể phản hồi ngay lập tức theo hành động của người dùng và nội dung sẽ được điều chỉnh cho từng người cụ thể.
Apache Web Server hoạt động như thế nào?
Apache Server HTTP là một phần mềm web server được sử dụng rộng rãi để phục vụ các trang web trên Internet. Nó đóng vai trò như một trung gian kết nối giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cơ chế hoạt động của server apache web qua từng nội dung sau.
1. Mô hình xử lý requests
Apache server sử dụng một mô hình xử lý requests có thể được cấu hình theo hai cách chính:
- Mô hình prefork MPM (MultiProcessing Module): Apache tạo ra nhiều tiến trình con, mỗi tiến trình được thiết kế để xử lý một request tại một thời điểm. Nói một cách đơn giản, mỗi request từ người dùng sẽ được một tiến trình riêng biệt đảm nhận đảm bảo rằng các yêu cầu không ảnh hưởng lẫn nhau. Mô hình prefork đặc biệt phù hợp với các ứng dụng không đồng bộ hoặc những ứng dụng không được thiết kế để an toàn khi sử dụng đa luồng.
- Mô hình worker MPM (Multiprocessing Module): Trong mô hình này, Apache sử dụng kết hợp giữa nhiều tiến trình và nhiều luồng để xử lý các request từ người dùng. Cụ thể, một tiến trình cha được tạo ra để quản lý nhiều tiến trình con và mỗi tiến trình con lại có khả năng tạo và quản lý nhiều luồng. Mỗi luồng này có thể xử lý một request riêng biệt. Mô hình worker MPM đặc biệt phù hợp với các ứng dụng web có lưu lượng truy cập cao và cần xử lý nhiều requests cùng lúc.
2. Quy trình xử lý request cơ bản của Apache
Quy trình xử lý request Apache server xử lý hàng trăm hoặc hàng nghìn requests mỗi giây trên các server thường rất nhanh gọn trong vài mili giây diễn ra như sau:
Bước 1: Nhận request từ client
Apache lắng nghe các kết nối đến từ các trình duyệt web khi người dùng nhập URL hoặc nhấp vào liên kết. Khi một request được gửi đến, Apache nhận và bắt đầu xử lý nó theo mô hình đã được cấu hình (prefork hoặc worker).
Bước 2: Áp dụng các quy tắc rewrite
Nếu được cấu hình, Apache web server sẽ kiểm tra và áp dụng các quy tắc rewrite. Đây là quá trình chuyển đổi URL được yêu cầu thành một URL nội bộ khác, thường được sử dụng để tạo ra các URL thân thiện với người dùng hoặc để chuyển hướng traffic.
Bước 3: Kiểm tra quyền truy cập
Apache kiểm tra xem client có quyền truy cập vào tài nguyên được yêu cầu không. Điều này bao gồm việc kiểm tra xác thực người dùng, kiểm tra địa chỉ IP hoặc các phương thức kiểm soát truy cập khác.
Bước 4: Tìm kiếm nội dung yêu cầu
Apache tìm kiếm trong hệ thống file của server để tìm file hoặc tài nguyên tương ứng với request. Nếu tài nguyên không tồn tại, server sẽ trả về lỗi 404 hoặc chuyển hướng tùy theo cấu hình
Bước 5: Xử lý nội dung
Nếu request yêu cầu cần xử lý động, chẳng hạn như file CGI (hoặc các loại script khác như PHP hoặc Python), Apache sẽ chuyển request đến module hoặc chương trình CGI tương ứng. CGI sẽ thực thi mã và tạo ra output. Sau đó, CGI thực hiện xử lý backend tạo ra nội dung động hoặc thực hiện các tác vụ cần thiết trước khi nội dung được đóng gói và gửi trả lại cho client.
Bước 6: Gửi phản hồi về cho client
Cuối cùng, Apache đóng gói kết quả (có thể là nội dung tĩnh hoặc động đã được xử lý) và gửi trả lại cho client dưới dạng HTTP response.
3. Cấu trúc file cấu hình
Apache server sử dụng các file cấu hình để điều chỉnh hoạt động của nó. Cấu trúc chính bao gồm:
- File cấu hình chính: Thường là httpd.conf hoặc apache2.conf, chứa các cài đặt toàn cục cho server. File này xác định các module sẽ được nạp khi Apache khởi động, đồng thời cấu hình các thiết lập cơ bản như root directory, user/group chạy Apache.
- Virtual Hosts files: Các file cấu hình cho từng website cụ thể thường được đặt trong thư mục sites-available (chứa các file cấu hình có thể kích hoạt) và sites-enabled (chứa các file cấu hình đã được kích hoạt).
- .htaccess files: File cấu hình cục bộ cho phép điều chỉnh cài đặt ở cấp độ thư mục chẳng hạn như viết lại URL hoặc kiểm tra truy cập mà không cần chỉnh sửa file cấu hình chính.
- Module-specific configuration files: Apache web server sử dụng nhiều module để mở rộng chức năng của nó như hỗ trợ SSL hoặc xử lý PHP. Các file cấu hình dành riêng cho các module này dễ dàng quản lý và điều chỉnh hoạt động.
So sánh Apache với web servers khác
Ngoài Apache Server, các web server khác như NGinx, Tomcat. Microsoft IIS cũng có nhiều tính năng độc đáo và phục vụ các nhu cầu khác nhau.
1. Apache vs Nginx
Apache và Nginx đều là hai máy chủ web nổi bật và phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Để chọn công nghệ phù hợp, người dùng cần hiểu rõ một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai nền tảng này.
Tiêu chí so sánh |
Apache |
Nginx |
Kiến trúc xử lý |
- Mô hình process-based hoặc hybrid. - Mỗi kết nối được xử lý bởi một thread/process riêng biệt. |
- Mô hình event-driven và non-blocking. - Sử dụng một master process và nhiều worker processes. - Có thể xử lý hàng nghìn kết nối đồng thời trên mỗi worker. |
Hiệu suất |
- Hiệu quả với nội dung động. - Có thể gặp vấn đề với số lượng kết nối đồng thời lớn. |
- Phục vụ nội dung tĩnh - Dễ dàng xử lý nhiều kết nối cùng một lúc. - Tiêu thụ ít tài nguyên hơn khi hệ thống idle |
Cấu hình |
- Cấu hình linh hoạt với file .htaccess. - Dễ tùy chỉnh cho người mới bắt đầu. |
- Cấu hình tập trung trong file cấu hình chính - Cú pháp cấu hình đơn giản hơn, nhưng có thể khó khăn cho người mới. |
Modules |
- Hệ thống module phong phú và linh hoạt - Dễ dàng thêm/bớt các module động mà không cần khởi động lại server. |
- Các modules phải được biên dịch vào core - Ít modules nhưng tối ưu hóa cao. |
Use cases |
- Phù hợp với hosting shared, cần linh hoạt trong cấu hình. - Tốt cho các ứng dụng web động phức tạp. |
- Lý tưởng cho các trang web tĩnh, CDN. -Thường được sử dụng làm reverse proxy trước Apache. |
2. Apache vs Tomcat
Tomcat và Apache có thể hoạt động cùng nhau trong cùng một hệ thống web server với Apache phục vụ các yêu cầu HTTP chung và Tomcat xử lý các yêu cầu liên quan đến Java. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa Apache và Tomcat.
Tiêu chí so sánh |
Apache |
Tomcat |
Kiến trúc |
- Mô hình process-based hoặc hybrid tạo nhiều process hoặc thread để xử lý các kết nối đồng thời. |
-Mô hình servlet container để thực thi các ứng dụng Java. - Được tối ưu hóa cho việc xử lý servlet và JSP trong môi trường Java. |
Hiệu suất |
- Hiệu quả đa nền tảng vì tối ưu hóa cho cả nội dung tĩnh và động. - Có tính năng tùy chỉnh cao đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng môi trường. |
- Tối ưu hóa cho Java: Hiệu suất tốt trong việc xử lý các servlet và JSP. - Tối ưu hóa cho ứng dụng Java: Cung cấp môi trường thực thi tối ưu cho các ứng dụng Java. |
Cấu hình |
- Cấu hình linh hoạt dễ dàng điều chỉnh cài đặt ở cấp độ thư mục. |
- Cấu hình tập trung trong file cấu hình chính (server.xml, web.xml). |
Bảo mật |
- Được cập nhật thường xuyên từ cộng đồng và có nhiều module bảo mật. - Nhiều cơ chế bảo mật thông qua các module |
- Được cập nhật và hỗ trợ từ cộng đồng và Apache Software Foundation. - Cung cấp bảo mật cho các ứng dụng Java và các servlet. |
3. Apache vs Microsoft IIS
Cả hai đều là những "ông lớn" trong thế giới web server, mỗi bên sở hữu những thế mạnh riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt này qua bảng sau:
Tiêu chí so sánh |
Apache |
Microsoft IIS |
Nền tảng |
- Cross-platform (Windows, Linux, macOS, etc.). - Mã nguồn mở, miễn phí |
- Chỉ chạy trên Windows. - Phần mềm độc quyền của Microsoft đi kèm với Windows Server (có phí) |
Hiệu suất |
- Hiệu quả trên nhiều nền tảng. - Có thể được tối ưu hóa cao. |
- Hiệu suất tốt trên Windows. - Tích hợp sâu với các công nghệ Microsoft. |
Bảo mật |
- Cập nhật thường xuyên từ cộng đồng. - Nhiều module bảo mật. |
- Được Microsoft hỗ trợ và cập nhật. - Tích hợp tốt với Windows Security. |
Tính năng và Modules |
- Hệ thống module phong phú. - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và công nghệ. |
- Tích hợp sẵn nhiều tính năng. - Hỗ trợ tốt nhất cho ASP.NET và các công nghệ Microsoft. |
Use cases |
- Phổ biến trong môi trường Linux và hosting shared. - Linh hoạt cho nhiều loại ứng dụng web. |
- Lý tưởng cho môi trường Windows Server. - Tốt nhất cho các ứng dụng .NET và tích hợp với các dịch vụ Microsoft khác. |
Hướng dẫn cài đặt Apache cơ bản
Apache Server HTTP là một trong những web server phổ biến nhất, và việc cài đặt cũng như cấu hình nó có thể được thực hiện khá dễ dàng. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để cài đặt và cấu hình Apache.
Bước 1: Tải Apache
- Tải Apache từ trang chính thức của Apache Lounge (https://www.apachelounge.com/) các phiên bản 32-bit và 64-bit.
- Phiên bản VC15 dựa trên Visual C Redistributable for Visual Studio 2017 là phù hợp cho Windows 7 và các phiên bản mới hơn. Đối với Windows XP, bạn nên sử dụng bản VC10.
Bước 2: Cài đặt Apache
- Giải nén tập tin tải xuống và di chuyển thư mục vào ổ C. Đổi tên thư mục là tùy chọn nhưng thường được giữ nguyên theo mặc định.
- Để khởi động Apache, vào thư mục C:Apache24bin và chạy file httpd.exe.
- Để kiểm tra xem Apache có hoạt động hay không, mở trình duyệt và truy cập vào http://localhost. Nếu thấy dòng chữ “It works!”, Apache đã được cài đặt thành công.
Qua bài viết của Website Chuyên Nghiệp, có thể thấy được Apache HTTP Server đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái web. Với khả năng hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ lập trình, xử lý linh hoạt các yêu cầu HTTP phức tạp và tích hợp mượt mà với các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, Apache đã trở thành nền tảng vững chắc cho hàng triệu website trên toàn cầu. Với những ưu điểm vượt trội và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng, Apache hứa hẹn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường web server.
Bài viết liên quan:
Lập trình web là gì? Các bước lập trình web cơ bản