Laravel là gì? Hướng dẫn cài đặt Laravel cho người mới
Hơn 1,1 triệu trang web trên toàn thế giới được xây dựng bằng Laravel và con số này liên tục tăng lên mỗi ngày. Laravel ngày nay không chỉ đơn thuần là một công cụ phát triển web mà còn là một nền tảng mạnh mẽ hỗ trợ xây dựng các app và website phức tạp. Vậy Laravel thực sự là gì và tại sao lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các tính năng laravel và làm thế nào để có thể cài đặt lavarel một cách nhanh chóng.
Laravel là gì?
Laravel là một framework PHP mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các website và app. Laravel chứa tất cả các thành phần và tính năng cần thiết để giúp các lập trình viên tạo ra một trang web bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Laravel là một framework PHP theo cấu trúc MVC (Model-View-Controller) chia ứng dụng thành ba phần chính:
- Model đại diện cho dữ liệu, thường tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu.
- View là giao diện người dùng. Đây là biểu diễn trực quan của dữ liệu hoặc nói cách khác là UI (giao diện người dùng). Phần này chủ yếu sẽ được xử lý bằng HTML/CSS. Ví dụ về các thành phần UI có thể bao gồm danh sách thả xuống, biểu đồ, hộp văn bản và bảng.
- Controller kiểm soát dữ liệu hiển thị cho người dùng. Khi người dùng tương tác với trang web/ứng dụng, Controller sẽ truy xuất dữ liệu có liên quan từ mô hình rồi hiển thị cho người dùng ở chế độ View.
Sự hình thành và phát triển của Laravel framework
Kể từ lần phát hành đầu tiên của Laravel cách đây hơn 10 năm vào năm 2011, Laravel đã trở thành nền tảng PHP phát triển nhanh nhất trên thị trường. Với mục tiêu đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng web, Laravel 1 đã giới thiệu các tính năng cơ bản như routing và hệ thống tạo bảng cơ sở dữ liệu đơn giản.
Laravel 2,3,4,5 lần lượt ra mắt vào những năm sau đó cùng với việc thêm hàng loại tính năng mới. Laravel 6, phát hành tháng 9 năm 2019 mang đến cải tiến về bảo mật và hiệu suất cùng với Laravel Jetstream cho quản lý xác thực. Phiên bản Laravel mới nhất tính đến thời điểm hiện tại là Laravel 10 ra mắt vào tháng 2 năm 2023. Laravel 10 tiếp tục cải thiện hiệu suất, bảo mật và bổ sung các tính năng mới giúp các lập trình viên xây dựng ứng dụng, web hiệu quả và hiện đại hơn.
Tại sao nên chọn Laravel để xây dựng website?
Trước khi khám phá những lợi ích của Laravel, cần lưu ý rằng Laravel không phải là framework PHP duy nhất. Tuy nhiên, Laravel nổi bật nhờ vào sự phổ biến và những ưu điểm vượt trội của nó. Dưới đây là lý do tại sao Laravel nên được ưu tiên cho dự án tiếp theo của bạn:
1. Nhanh chóng và đơn giản
Là framework PHP số một, Laravel dần trở thành framework mà hầu hết các lập trình viên đều quen thuộc; chưa kể đến phạm vi các mẫu tích hợp giúp việc phát triển trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho các nhà phát triển. Điều này có nghĩa là developer chuyên nghiệp thậm chí có thể xây dựng một trang web 5 hoặc 6 trang trong một hoặc hai ngày. Thời gian phát triển nhanh có nghĩa là chi phí thấp hơn và kết quả nhanh hơn cho doanh nghiệp.
2. Tính năng bảo mật mạnh mẽ
Bảo mật website là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Với Laravel, các tính năng bảo mật nâng cao dễ dàng cấu hình trên hầu hết các trang web để tăng cường bảo mật và bảo vệ các trang web khỏi tin tặc và tội phạm mạng. Laravel sử dụng thuật toán Bcrypt - không bao giờ lưu bất kỳ mật khẩu nào trong cơ sở dữ liệu. So với các khuôn khổ PHP khác, Laravel cũng có khả năng xác thực người dùng nổi bật và các tính năng truy cập hạn chế dễ tạo. Điều này giúp dữ liệu của trang web và khách hàng an toàn và bảo mật.
3. Hiệu suất trang web được cải thiện đáng kể
Không như nhiều framework khác, Laravel hỗ trợ lưu trữ đệm ngay từ khi cài đặt, giúp tăng tốc độ trang web một cách hiệu quả. Để tối ưu hóa, Laravel còn hỗ trợ các kỹ thuật nâng cao như giảm sử dụng bộ nhớ và lập chỉ mục cơ sở dữ liệu dễ dàng. Điều này khiến Laravel trở thành lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp nếu yêu cầu về tốc độ trang web và khả năng tối ưu hóa SEO được đặt lên hàng đầu.
4. Tăng lưu lượng truy cập
Khi doanh nghiệp phát triển, lượng traffic vào trang web của bạn cũng tăng theo. Một trang web xây dựng bằng Laravel có thể xử lý các yêu cầu nhanh hơn nhiều so với hầu hết các framework khác.
Laravel sử dụng hệ thống hàng đợi tin nhắn độc đáo cho phép hoãn một số tác vụ như gửi email đến thời điểm sau. Việc kiểm soát các tác vụ tốn thời gian này giúp trang web xử lý nhanh hơn không chỉ tối ưu hóa hoạt động của máy chủ mà còn giảm chi phí lưu trữ trong dài hạn.
5. Linh hoạt
Laravel có khả năng xây dựng một trang web thương mại điện tử hoàn chỉnh hoặc một trang web B2B đơn giản và chuyên nghiệp. Với các thư viện ủy quyền được cài đặt sẵn, Laravel có thể tạo và hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như đặt lại mật khẩu và mã hóa.
Các tính năng cơ bản hay được sử dụng của Laravel
Các devs chủ yếu xây dựng các trang web hoặc ứng dụng tùy chỉnh bằng PHP Laravel cùng với các ngôn ngữ khác. Việc viết mã code từ đầu trong các dự án tùy chỉnh có thể mất nhiều thời gian nên framework Laravel rất hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian và công sức. Các tính năng cơ bản hay được sử dụng của Laravel bao gồm:
- Built-in Modules: Các package tích hợp cho phép thêm các tính năng có sẵn vào ứng dụng web mà không cần phải viết mã từ đầu, thậm chí có thể tạo các package tùy chỉnh riêng và thêm chúng vào trang web.
- Automated Testing: Laravel hỗ trợ cả unit testing (kiểm thử đơn vị) và feature testing (kiểm thử tính năng). Điều này giúp đảm bảo chất lượng code và phát hiện lỗi sớm trong quá trình code.
- Route Handling: Laravel cung cấp một hệ thống định tuyến linh hoạt, cho phép bạn định nghĩa các route một cách trực quan và dễ quản lý. Thêm vào đó, tất cả các router có thể được thay đổi ở một nơi thông qua một tệp chuyên dụng thay vì phải thay đổi hướng theo cách thủ công nhiều lần.
- Tính năng bảo mật: Laravel cung cấp một loạt các tính năng bảo mật như xác thực người dùng ủy quyền vai trò xác minh email mật khẩu
- Template Engine: Blade template engine cho phép người dùng dễ dàng tạo và duy trì các template gọn nhẹ cho các trang web.
- Eloquent ORM (Object Relational Mapping): Các lập trình viên web có thể viết các truy vấn cơ sở dữ liệu bằng cú pháp PHP thay vì mã SQL giúp quản lý và truy vấn database nhanh hơn.
Hướng dẫn cài đặt Laravel đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
Laravel được sử dụng phổ biến trong framework PHP nhờ vào tính linh hoạt và khả năng mở rộng của nó. Để giúp việc cài Laravel trở nên dễ dàng hơn, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước:
Bước 1. Kiểm tra môi trường
Trước tiên, việc xác nhận môi trường phát triển là rất quan trọng. Điều này bao gồm kiểm tra phiên bản PHP Laravel và cài đặt Composer, công cụ quản lý phụ thuộc cho PHP.
PHP: Laravel cần phiên bản PHP 7.3 trở lên để hoạt động. Để kiểm tra phiên bản PHP trên hệ thống, mở terminal hoặc command prompt và nhập lệnh:
Lệnh này hiển thị phiên bản PHP hiện có. Nếu phiên bản cũ hơn yêu cầu, hãy nâng cấp PHP để đảm bảo tính tương thích với Laravel.
Composer: Composer là công cụ quan trọng để quản lý các thư viện và framework trong PHP. Để kiểm tra Composer, chạy lệnh:
Nếu Composer chưa được cài đặt, tải xuống và cài đặt từ trang web chính thức của Composer. Việc cài đặt Composer rất quan trọng để quản lý các gói phần mềm trong Laravel một cách hiệu quả.
Bước 2. Mở terminal/command prompt
Tùy thuộc vào hệ điều hành, mở terminal hoặc command prompt có các bước khác nhau:
- Windows: Mở Command Prompt bằng cách nhấn Win + R, gõ cmd, và nhấn Enter.
- macOS/Linux: Truy cập terminal từ Launchpad trong macOS hoặc từ menu ứng dụng trong Linux. Terminal sẽ là công cụ chính để thực hiện các lệnh cài đặt.
Bước 3. Di chuyển đến thư mục muốn lưu project
Trước khi tiến hành cài đặt, cần di chuyển đến thư mục nơi lưu trữ project. Ví dụ, để chuyển đến thư mục "Projects" trên ổ đĩa chính, nhập lệnh:
Lệnh này đưa đến thư mục "Projects". Đường dẫn có thể được thay đổi theo nhu cầu để tổ chức các project một cách hợp lý.
Bước 4. Sử dụng Laravel Installer
Laravel cung cấp công cụ cài đặt tiện lợi qua Composer. Để cài Laravel Installer, chạy lệnh:
Sau khi cài đặt thành công, tạo một project Laravel mới với lệnh:
Thay project-name bằng tên mong muốn. Lệnh này tải và cài Laravel với phiên bản mới nhất vào thư mục đã chỉ định.
Bước 5: Khởi động server
Cuối cùng, khởi động server tích hợp sẵn của Laravel để kiểm tra ứng dụng. Vào thư mục của project và chạy lệnh:
Server sẽ được khởi động tại địa chỉ http://localhost:8000. Mở trình duyệt và truy cập địa chỉ này để xem ứng dụng Laravel đang hoạt động.
Sự khác nhau giữa Laravel và các framework nổi bật
Laravel rất nhanh chóng nổi bật trong số các framework PHP nhờ vào tính năng và thiết kế vượt trội của nó. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về lý do tại sao Laravel được ưa chuộng, hãy cùng so sánh với một số đối thủ nổi bật như Symfony, CodeIgniter và Yii.
Laravel đã chứng tỏ mình là một framework PHP đáng tin cậy và hiệu quả từ những ngày đầu cho đến các phiên bản cải tiến liên tục. Với tính năng bảo mật mạnh mẽ, hiệu suất vượt trội và khả năng mở rộng linh hoạt, Laravel luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng phát triển web. Để tìm hiểu thêm về các framework khác và so sánh chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên Website Chuyên Nghiệp.
Bài viết liên quan:
Lập trình web là gì? Các bước lập trình web cơ bản