Website 2.0 là gì? Khái niệm thế nào là Web 2.0?
Website 2.0 hiện nay không còn quá xa lạ với người sử dụng Internet. Nhưng chúng tôi tin rằng vẫn có nhiều người sử dụng chưa hiểu được rõ khái niệm thế nào là Web 2.0. Vậy Web 2.0 là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ này và trên thực tế thì vẫn chưa có một định nghĩa nào là chuẩn mực cơ bản của website 2.0. Trong bài viết này, kỹ thuật viên công ty thiết kế website Phương Nam Vina xin chia sẻ một số kiến thức liên quan đến khái niệm thế nào là website 2.0 để bạn đọc cùng tham khảo.
Web 2.0 là gì? Thế nào là website 2.0?
Khái niệm web 2.0 đầu tiên được sử dụng bởi Dale Dougherty, phó chủ tịch OReilly Media, đưa ra trong hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất cũng do OReilly Meadia và Medialive International tổ chức vào tháng 10/2004. Tuy nhiên trong hội thảo này, Dale Dougherty không hề đưa ra bất cứ khái niệm để định nghĩa cho Web 2.0 mà chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể so sánh sự khác biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0. Tiếp theo đó, chủ tịch của Oreilly Media, Tim OReilly đã đưa ra 7 tính năng đặc trưng của Web 2.0 như sau:
- Web có vai trò nền tảng, có khả năng chạy trên mọi ứng dụng.
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng thông qua Internet.
- Dữ liệu đóng vai trò then chốt chủ đạo.
- Phần mềm được cung cấp bởi các dạng dịch vụ website và được cập nhật liên tục.
- Phát triển ứng dụng web dễ dàng và nhanh chóng.
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
- Giao diện ứng dụng đa dạng và phong phú.
Trong giai đoạn đầu Web 2.0 tập trung vào yếu tố công nghệ, nhấn mạnh các nền tảng ứng dụng. Nhưng đến lần hội thảo thứ hai về Web 2.0 vào tháng 10/2005 thì được nhấn mạnh yếu tố sâu xa hơn chính là yếu tố cộng đồng. Theo thực tế hiện nay, ứng dụng trên web là thành phần quan trọng của Web 2.0, hàng loạt công nghệ mới phát triển nhằm giúp cho các ứng dụng trên web hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn, dể dàng sử dụng. Đây là những yếu tố thực tế để làm nền tảng của Web 2.0 hiện nay. Công nghệ Web 2.0 vẫn đang phát triển nhưng các thành phần cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt, ứng dụng.
Hướng phát triển đầu tiên cũng như quan trọng nhất hướng đến web 2.0 chính là cơ chế cung cấp nội dung tin bài, sử dụng các giao thức chuẩn hóa giúp cho người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình, khả năng tùy biến thông tin theo phương thức riêng. Có rất nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung hiện nay như RSS, RDS, Atom sử dụng ngôn ngữ XML, ngoài ra còn có FOAF, XFN là các giao thức đặc biệt giúp mở rộng tính năng của website hoặc cho phép người dùng tương tác.
Các giao thức truyền thông hai chiều là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của Web 2.0. Có 2 loại giao thức chính là REST và SOAP. Representation State Tranfer (REST) là dạng yêu cầu các dịch vụ của website do máy khách truyền trạng thái đến với các giao dịch, Simple Object Access Protocol (SOAP) phụ thuộc vào máy chủ trong việc duy trì trạng thái của thông tin. Cả 2 phương thức truyền thông tin đều được gọi qua API, ngôn ngữ thường sử dụng là XMl hoặc có thể có ngoại lệ.
Một mẫu website 2.0 cơ bản
Web 2.0 được xây dựng dựa trên những kiến thức website của các thế hệ trước nhưng tập trung vào các phần mềm làm việc ở mặt sau. Cơ chế cấp phát nội dung của web 2.0 khác với Web 1.0 chỉ về mặt danh nghĩa nhưng các dịch vụ website lại yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn. Các giải pháp phát triển một trang web bán hàng 2.0 và trang web giới thiệu doanh nghiệp theo chuẩn 2.0 hiện nay được chia thành 2 loại là xây dựng tính năng dựa trên nền tảng của một máy chủ duy nhất hoặc xây dựng tích hợp nhiều máy chủ cho website, sử dụng phương thức giao tiếp API.
Các công nghệ chỉ là phần được nhìn thấy trong Web 2.0, người dùng mới là thành phần tạo nền tảng của website. Từ phương thức “duyệt và xem” chuyển qua “tham gia” là một sự thay đổi rất lớn. Hiện tượng phổ biến trong Web 1.0 là chứa quá nhiều dữ liệu phức tạp và làm việc chậm chạp, nguyên nhân là do người quản lý website cảm thấy không thể nhận được lợi ích gì trong đó. Phổ biến nhất chính là người dùng phải đăng ký để có thể đọc được nội dung trên website. Trong web 2.0, hướng đi cơ bản là trao quyền hạn nhiều hơn cho người dùng, tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa người dùng với nhau, giúp cho họ có thể chia sẻ, đóng góp thông tin có giá trị. Website 2.0 cho phép người dùng có thể đưa bất cứ thông tin gì lên mạng internet. Khi số lượng thông tin đã rất lớn, với sự sàng lọc và lựa chọn của người dùng, các thông tin sẽ trở nên có giá trị rất quý báu.
Web 2.0 không phải là một khái niệm gì mới mẻ, đơn giản chỉ là sự phát triển của website hiện tại. Nhìn chung thì đây vẫn là những website bình thường, không có bất kỳ sự thay đổi nào nhưng người dùng sẽ làm việc với website theo một phương thức khác. Các website không còn hoạt động riêng lẻ mà trở thành những nguồn thông tin chung, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng. Vì thế xu hướng chuyển đổi sang web 2.0 đang diển ra rất mạnh mẽ và là điều tất yếu cần thay đổi.
Qua nội dung chia sẻ ở trên, các bạn đã có thể hiểu được thế nào là website 2.0. Hiện nay, nhu cầu thiết kế web 2.0 chuyên nghiệp của các cá nhân và doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động bán hàng đã trở nên rất phổ biến và gần như là không thể thiếu ở thời điểm mà mạng Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức khác liên quan đến website và lĩnh vực công nghệ thông tin trên trang chủ của công ty Phương Nam Vina. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Tham khảo thêm: Như thế nào là một trang web chuyên nghiệp 2.0?