CTA là gì? Bí quyết tối ưu CTA để gia tăng chuyển đổi
Trong lĩnh vực marketing online đầy cạnh tranh, việc truyền đạt thông điệp của bạn đến khách hàng mục tiêu và thúc đẩy họ thực hiện hành động là điều vô cùng quan trọng. Đó chính là lý do tại sao CTA (Call To Action) trở thành một yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến lược tiếp thị hiệu quả. Vậy CTA là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung sau nhé.
CTA là gì?
CTA (Call To Action) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực marketing với ý nghĩa là lời kêu gọi hành động. Vai trò của nút CTA có vai trò thúc đẩy, kích thích người xem thực hiện một hành động cụ thể thông qua những cụm từ như “Đăng ký ngay”, “Xem thêm”, “Mua ngay”,...
Thông thường, nút Call To Action sẽ thường đính kèm cùng một đường link để điều hướng người dùng đến một trang web mới. Đây chính là nơi mà bạn sẽ muốn người xem thực hiện các hành động cụ thể như đăng ký thông tin, để lại thông tin liên hệ hay mua hàng,...
Tầm quan trọng của CTA
CTA đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả phí. Bằng cách hướng dẫn người dùng thực hiện các hành động cụ thể, CTA có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh quan trọng. Cụ thể, vai trò mà nút CTA mang lại được thể hiện qua những khía cạnh sau:
1. Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
CTA có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mong muốn, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký hoặc tải xuống nội dung. Bằng cách cung cấp một tuyến đường rõ ràng và hấp dẫn, CTA có thể giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo mới sản phẩm có thể đặt một CTA rõ ràng như "Mua ngay" hoặc "Đặt hàng trực tuyến". Bằng cách cung cấp cho khách hàng một phương thức dễ dàng để thực hiện hành động mong muốn, doanh nghiệp có thể gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng trả phí.
2. Giữ chân khách hàng hiệu quả
Ngoài việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng, CTA cũng có thể giúp duy trì sự tương tác và thúc đẩy khách hàng hiện tại quay lại. Bằng cách cung cấp các đề xuất có giá trị hoặc các nội dung bổ sung hữu ích, CTA button có thể giúp giữ chân khách hàng hiệu quả và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Ví dụ, một trang web bán sách có thể sử dụng CTA như "Khám phá thêm sách cùng chủ đề" hoặc "Đăng ký nhận bản tin để cập nhật những đầu sách mới". Điều này không chỉ khuyến khích khách hàng tiếp tục tương tác với trang web mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với thương hiệu.
3. Cải thiện vị trí trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm
Các công cụ tìm kiếm như Google thường đánh giá cao các nội dung có CTA rõ ràng và phù hợp vì điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Do đó, việc tích hợp CTA button hiệu quả có thể giúp cải thiện xếp hạng trang web của bạn trên SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), từ đó gia tăng lưu lượng truy cập và tiềm năng chuyển đổi.
Các loại CTA phổ biến hiện nay
Có nhiều loại CTA khác nhau được sử dụng trong tiếp thị trực tuyến, mỗi loại đều có mục đích và tính năng riêng. Cụ thể:
1. Phân loại CTA theo mục đích sử dụng
Đây là loại CTA được doanh nghiệp áp dụng cho một mục tiêu cụ thể và nhằm thúc đẩy người dùng thực hiện hành động, bao gồm:
- CTA dẫn đến việc mua hàng: Đây là loại CTA phổ biến nhất nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Các ví dụ điển hình bao gồm: "Mua ngay", "Thêm vào giỏ hàng", "Đặt hàng trực tuyến".
- CTA khuyến khích đăng ký: CTA này nhằm mục đích thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng để tiếp tục tiếp thị và bán hàng. Một số ví dụ điển hình như sau:"Đăng ký nhận bản tin", "Tải xuống tài liệu miễn phí", "Đăng ký nhận ưu đãi độc quyền".
- CTA kêu gọi tương tác: Loại CTA này nhằm mục đích tăng cường tương tác và gắn kết với khách hàng. Chẳng hạn: "Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội", "Để lại bình luận", "Chia sẻ câu chuyện của bạn",...
- CTA khuyến khích hành động tiếp theo: CTA này giúp hướng dẫn khách hàng đến các bước tiếp theo trong quá trình mua hàng hoặc tương tác. Điển hình gồm có: "Tìm hiểu thêm", "Xem chi tiết sản phẩm", "Đặt lịch tư vấn miễn phí".
2. Phân loại call to action theo tính chất
Ngoài các loại CTA theo mục đích, call to action cũng thường xuất hiện với các tính chất sau:
- CTA sáng tạo: Loại CTA này không bị ràng buộc bởi các quy tắc cụ thể mà thường tạo ra sự mới lạ và thú vị để thu hút sự chú ý của người dùng.
- CTA giải quyết vấn đề: Loại CTA này hứa hẹn giải quyết các vấn đề hoặc khó khăn mà người dùng đang gặp phải, từ đó tạo sự hứng thú và mong đợi cho người xem.
- CTA kích thích tò mò: CTA này cung cấp một giải pháp hoặc câu trả lời cho một vấn đề mơ hồ, tạo ra sự tò mò và khao khát tìm hiểu thêm từ phía người dùng.
- CTA thể hiện giá trị và lợi ích: Loại CTA này tập trung vào việc truyền đạt giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó thu hút sự quan tâm, sự chú ý từ người dùng.
- CTA củng cố niềm tin: Loại CTA này sử dụng bằng chứng và thông tin thuyết phục để củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm / dịch vụ.
- CTA về mốc thời gian: CTA này thông báo về thời hạn hoặc thời gian giới hạn của một chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện, điều này giúp tạo ra sự gấp rút và kích thích người dùng tương tác ngay lập tức.
Call to action thường được áp dụng thế nào?
Hiện nay, CTA thường xuất hiện phổ biến trên các landing page, bài viết,... dưới các dạng sau:
- Button CTA: Thường là nút nhấn được tạo bằng plugin, CSS hoặc hình ảnh, chúng được sử dụng cho nhiều mục đích như đăng ký, mua hàng, tải tài liệu,....
- In-text call to action: Là lời kêu gọi hành động được thể hiện dưới dạng văn bản, gắn link vào trong bài viết nhằm giúp tăng tỷ lệ truy cập và cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Pop-up CTA: Là nút xuất hiện ngay trên màn hình khi người đọc lướt trang nhằm gây sự chú ý nhưng cũng có thể làm phiền người dùng và cần phải tắt đi để quay lại nội dung đang đọc.
- Slide-in call to action: Đây là loại CTA cố định ở bên lề trang web và dễ nhìn thấy, tuy nhiên thì nó có thể giảm tỷ lệ chuyển đổi khi người dùng cuộn xuống.
Bí quyết tối ưu CTA giúp tăng chuyển đổi và trải nghiệm người dùng
Để tối ưu hóa hiệu quả của CTA và tăng cường trải nghiệm người dùng, có một số bí quyết quan trọng mà bạn nên áp dụng:
1. Vị trí đặt CTA phù hợp
Việc đặt CTA ở vị trí dễ nhìn và phù hợp với user flow sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng vào website. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo rằng nút CTA được đặt ở các vị trí chiến lược trên trang web hoặc trong email để thu hút sự chú ý của người dùng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng không nên chèn quá nhiều nút kêu gọi vì điều này có thể làm khách hàng cảm thấy không thoải mái.
2. CTA phải nổi bật và thu hút sự chú ý
Sử dụng màu sắc, kích thước và văn bản phù hợp để làm cho CTA nổi bật giữa nền và thu hút sự chú ý của người dùng. Điều này giúp tăng khả năng nhận biết và khuyến khích hành động của khách hàng khi truy cập vào website. Ngoài ra, để có thể tạo nên một nút CTA thu hút người xem thì bạn cũng cần biết cách sử dụng màu sắc, tạo hiệu ứng đổ bóng và thiết kế khung hình bo tròn sao cho thật ấn tượng.
3. Cho người dùng thấy rõ lợi ích sẽ nhận được
Mô tả một cách rõ ràng và hấp dẫn về lợi ích mà người dùng sẽ nhận được khi thực hiện hành động từ CTA. Việc này sẽ giúp tạo động lực và thúc đẩy họ thực hiện hành động theo như mong muốn của bạn. Ví dụ, thay vì chỉ sử dụng từ ngữ đơn giản là "Nhận ngay" thì bạn có thể bổ sung thông tin để giúp khách hàng nhận thấy những lợi ích cụ thể, chẳng hạn "Đăng ký để nhận ngay bộ tài liệu miễn phí".
4. Nội dung súc tích, hấp dẫn
Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng và hấp dẫn trong CTA là cách hiệu quả để truyền đạt thông điệp cho người đọc. Những từ ngữ ngắn gọn và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý, cũng như khích lệ hành động của người đọc. Tùy vào mục đích của CTA mà nội dung được truyền đạt cũng sẽ có dự đa dạng, bao gồm: “Xem ngay”, Đọc ngay”, “Đăng ký ngay”, “Click vào đây”, “Gọi ngay”, “Mua ngay”,....
5. Chuyển hướng phù hợp và chính xác
Bạn hãy đảm bảo rằng sau khi người dùng nhấp vào CTA, người dùng sẽ được chuyển hướng đến landing page hoặc form phù hợp và chính xác để thực hiện hành động mong muốn một cách dễ dàng. Điều này không chỉ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.
6. Kiểm tra cẩn thận trước khi tiếp cận rộng rãi
Để đảm bảo rằng CTA hoạt động hiệu quả thì việc kiểm tra liên tục là điều rất cần thiết và một trong những phương pháp phổ biến nhất là thử nghiệm A / B. Thông qua việc này, bạn có thể đưa ra các đánh giá toàn diện để quyết định xem có cần điều chỉnh lại thiết kế, vị trí, kích thước hoặc màu sắc của nút kêu gọi hay không.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về CTA mà Website Chuyên Nghiệp muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của nút Call To Action và cách áp dụng CTA hiệu quả để đạt được kết quả tốt trong chiến lược tiếp thị của mình.
Bài viết liên quan:
Webpage là gì? Phân biệt webpage và website chi tiết