Malware là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về malware

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc bị tấn công bởi các phần mềm độc hại (malware) đã trở thành mối lo ngại lớn đối với cá nhân và tổ chức. Malware không chỉ gây mất mát dữ liệu mà còn đánh cắp thông tin nhạy cảm và làm tê liệt hệ thống. Nếu không hiểu rõ về malware và cách phòng ngừa, người dùng dễ dàng trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công nguy hiểm này.
 

Malware là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về malware
 

Malware là gì?

Malware viết tắt từ "malicious software" (phần mềm độc hại) là loại phần mềm do các đối tượng xấu phát triển nhằm xâm nhập, gây thiệt hại hoặc lừa đảo người dùng mà không được sự đồng ý của họ. Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc phá hoại, malware còn có thể giám sát, mã hóa và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm làm cho người dùng mất quyền kiểm soát thiết bị hoặc hệ thống mạng.

Hiện nay, với sự gia tăng của các vụ tấn công mạng, malware ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt là ransomware – một dạng malware chuyên mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc. Theo báo cáo của Statista, năm 2023, thiệt hại do các cuộc tấn công ransomware trên toàn cầu đã vượt qua con số 20 tỷ USD, cho thấy mức độ nghiêm trọng mà malware có thể gây ra. Không chỉ dừng ở máy tính, các phần mềm độc hại này còn tấn công vào điện thoại thông minh và các thiết bị IoT, mở rộng phạm vi nguy hiểm.

Malware có nhiều biến thể và virus chỉ là một trong những loại điển hình và thường được so sánh với các bệnh lý sinh học do khả năng lây lan nhanh. Các biện pháp bảo mật hiện đại đã và đang phát triển mạnh mẽ nhưng sự tiến hóa không ngừng của các loại malware vẫn đặt ra những thách thức lớn đối với cộng đồng an ninh mạng.
 

Phần mềm độc hại
 

Mục đích của malware

Malware được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau từ tấn công hệ thống, thu thập thông tin đến kiếm lợi nhuận.

- Tấn công: Malware thường được sử dụng để tấn công hệ thống, gây ra các lỗi nghiêm trọng hoặc làm hỏng hoàn toàn dữ liệu. Những phần mềm này có thể làm tê liệt hệ thống mạng, xóa tệp tin quan trọng hoặc làm giảm hiệu suất thiết bị khiến toàn bộ hệ thống trở nên vô dụng.

- Gián điệp: Một trong những mục đích chính của malware là thu thập thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc các dữ liệu nhạy cảm. Loại malware như spyware sẽ âm thầm theo dõi hoạt động của người dùng, ghi lại các thao tác nhập liệu và truyền thông tin về cho kẻ tấn công mà người dùng không hề hay biết.

- Kiếm lợi nhuận: Nhiều loại malware được thiết kế để kiếm tiền thông qua các hoạt động bất hợp pháp. Ví dụ, ransomware mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để mở khóa. Các hoạt động này không chỉ gây rắc rối cho người dùng mà còn mang lại lợi ích tài chính cho những kẻ phát tán malware.
 

Các loại Malware


Dấu hiệu nhận biết máy tính, website nhiễm malware

Malware thường xâm nhập vào hệ thống mà người dùng không hề hay biết nhưng có nhiều dấu hiệu cảnh báo có thể giúp nhận diện kịp thời. Nếu phát hiện một hoặc nhiều biểu hiện bất thường dưới đây, có nhiều khả năng máy tính hoặc website của bạn đã bị nhiễm mã độc.

- Máy tính chạy chậm: Khi bị nhiễm malware, máy tính thường chạy chậm do phần mềm độc hại chiếm dụng tài nguyên hệ thống. Ngay cả các tác vụ đơn giản như mở tệp hoặc trình duyệt web cũng trở nên chậm chạp và khó khăn.

- Xuất hiện các cửa sổ quảng cáo: Nếu liên tục gặp phải các cửa sổ quảng cáo không mong muốn bật lên khi duyệt web, khả năng cao hệ thống đã bị nhiễm adware. Những quảng cáo này thường gây phiền toái và dẫn người dùng đến các trang web độc hại.

- Các chương trình, ứng dụng hoạt động lạ: Malware có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của các chương trình hoặc ứng dụng. Bạn có thể thấy các ứng dụng mở bất ngờ, hoặc chúng có thể bị đóng băng hoặc tự động thoát ra một cách bất thường.

- Mất dữ liệu: Một trong những dấu hiệu nghiêm trọng nhất của malware là mất dữ liệu quan trọng. Điều này có thể do malware xóa hoặc mã hóa dữ liệu, khiến bạn không có cách nào truy cập vào tệp tin.

- Kết nối mạng chậm, không ổn định: Malware có thể làm chậm hoặc gián đoạn kết nối mạng do sử dụng băng thông để gửi dữ liệu đến máy chủ điều khiển của kẻ tấn công. Điều này làm cho các trang web tải chậm và kết nối không ổn định.

- Thay đổi cài đặt hệ thống: Nếu cài đặt hệ thống của bạn bị thay đổi mà không có sự can thiệp từ phía bạn chẳng hạn như thay đổi trang chủ trình duyệt hoặc thiết lập bảo mật, đó là dấu hiệu của malware đã xâm nhập và kiểm soát hệ thống.

- Website bị deface: Khi một website bị nhiễm malware, nó có thể bị thay đổi giao diện hoặc nội dung (deface) thường là do hacker muốn làm tổn hại uy tín của trang hoặc truyền bá thông tin độc hại.

- Ổ cứng hoạt động liên tục: Malware thường thực hiện các hoạt động ngầm trên ổ cứng, khiến ổ đĩa hoạt động không ngừng nghỉ. Điều này có thể nhận thấy qua tiếng ổ cứng quay liên tục, ngay cả khi bạn không thực hiện tác vụ nào nặng.

- Xuất hiện các file lạ: Nếu bạn thấy các tệp tin không rõ nguồn gốc xuất hiện trên hệ thống, đó có thể là do malware đã tạo ra các tệp lạ để thực hiện các tác vụ độc hại hoặc gây tổn hại hệ thống.

Phần mềm độc hại malware

 

Các loại Malware phổ biến

Các loại malware có nhiều hình thức và chức năng khác nhau, mỗi loại đều có cách thức hoạt động và mục đích riêng. Dưới đây là những loại malware phổ biến:

1. Virus

Virus là loại malware có khả năng lây lan bằng cách nhúng mã độc vào các tệp tin hoặc chương trình hợp pháp. Theo nghiên cứu của AV-Test, các biến thể virus mới được phát hiện hàng tháng có thể lên đến hàng triệu. Virus được cài đặt vào hệ điều hành hoặc các ứng dụng và sẽ gây hại nếu người dùng không cẩn thận mở hoặc tải các tệp tin và phần mềm chứa mã độc. Khi xâm nhập vào hệ thống, virus có thể tự động nhân bản và lây lan sang các tệp tin khác gây ra sự hỏng hóc dữ liệu hoặc làm chậm hệ thống.

2. Worm

Worm là loại malware tự nhân bản và lây lan qua mạng. Khác với virus, worm không cần gắn vào các tệp tin hợp pháp để lây lan; thay vào đó, nó tự động tìm kiếm các lỗ hổng trong mạng để xâm nhập vào các hệ thống khác. Blaster Worm là một ví dụ điển hình về worm. Nó lây lan qua lỗ hổng trong hệ điều hành Windows và gây ra sự gián đoạn lớn trong hoạt động của các hệ thống máy tính trên toàn cầu..

3. Trojan

Trojan hay còn gọi là trojan horse, là loại malware được thiết kế để lừa người dùng cài đặt bằng cách ngụy trang dưới dạng phần mềm hợp pháp. Sau khi được cài đặt, trojan thực hiện các hành vi độc hại như thu thập thông tin hoặc kiểm soát hệ thống. Trojan thường được phân phối qua các tệp tin đính kèm email hoặc liên kết tải về. Sau khi cài đặt, nó có thể thu thập thông tin, kiểm soát hệ thống hoặc cài đặt thêm malware khác để mở rộng quyền truy cập.
 

Malware
 

4. Ransomware

Ransomware là loại malware mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã dữ liệu bị khóa. Điều này thường dẫn đến việc mất quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng cho đến khi tiền chuộc được thanh toán. Ransomware xâm nhập vào hệ thống và mã hóa dữ liệu của nạn nhân sau đó hiển thị thông báo yêu cầu tiền chuộc thường bằng các loại tiền điện tử như Bitcoin để mở khóa dữ liệu.

5. Spyware

Spyware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế đặc biệt để âm thầm thu thập thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm từ người dùng mà không có sự đồng ý hoặc kiến thức của họ. Mục tiêu chính của spyware là theo dõi hoạt động của người dùng và ghi lại các thông tin quan trọng để gửi về cho kẻ tấn công.

Spyware thường được cài đặt vào hệ thống mà không được người dùng biết đến thông qua các phương thức chẳng hạn như tải xuống các tệp tin đính kèm email, cài đặt phần mềm không đáng tin cậy. Thông tin thu thập được thường được gửi về cho kẻ tấn công qua các kết nối mạng. Các dữ liệu này có thể được lưu trữ trên máy chủ của kẻ tấn công hoặc được truyền trực tiếp qua các kênh giao tiếp bí mật. Có thể nói rằng spyware là một trong những loại malware nguy hiểm và khó phát hiện nhất.

6. Adware

Adware là loại malware hiển thị quảng cáo không mong muốn trên thiết bị của người dùng nhằm kiếm tiền từ số lần nhấp chuột vào quảng cáo, thường thông qua các phương thức như hiển thị pop-up hoặc banner quảng cáo trên trình duyệt web. Trong khi spyware chủ yếu nhắm đến việc thu thập thông tin cá nhân mà không được sự đồng ý, Adware tập trung vào việc hiển thị quảng cáo và có thể gây phiền toái

Adware thường không gây hại nghiêm trọng như các loại malware khác như ransomware hay spyware nhưng sự hiện diện của nó có thể gây phiền toái lớn cho người dùng và làm giảm hiệu suất của thiết bị.
 

Adware malware


7. Spam

Spam là các tin nhắn hoặc email không mong muốn được gửi hàng loạt với mục đích quảng cáo, lừa đảo hoặc phát tán malware. Mặc dù nhiều email spam chỉ chứa thông điệp quảng cáo không cần thiết, chúng có thể trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng khi chứa liên kết hoặc tệp đính kèm mang theo phần mềm độc hại. Theo thống kê từ Kaspersky, khoảng 85% email trên toàn thế giới là spam, đây là một tỷ lệ đáng kể trong số đó có thể dẫn đến các mối đe dọa bảo mật.

Spam không chỉ làm gián đoạn công việc và gây phiền toái cho người dùng mà còn có mục đích lừa đảo, quảng cáo hoặc phát tán malware. Vì vậy việc nhận diện và xử lý kịp thời các email spam là rất quan trọng để bảo vệ hệ thống và dữ liệu cá nhân.

8. Phishing và spear phishing

Phishing là phương pháp lừa đảo qua email hoặc website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân. Spear phishing là phiên bản tinh vi hơn,nhắm vào mục tiêu cụ thể với thông tin cá nhân hóa, làm cho các cuộc tấn công này trở nên đáng tin cậy hơn.

Phishing thường gửi email giả mạo từ tổ chức uy tín yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân. Spear phishing sử dụng thông tin cá nhân của mục tiêu để tạo ra các email hoặc liên kết đáng tin cậy hơn, làm tăng khả năng thành công của cuộc tấn công. Email giả mạo từ Paypal yêu cầu người dùng xác minh tài khoản bằng cách nhập thông tin đăng nhập vào một trang web giả mạo là một ví dụ điển hình về phishing.

9. Rootkit

Rootkit là loại phần mềm độc hại được thiết kế để ẩn mình trên hệ thống và giữ quyền kiểm soát cao nhất của hệ thống cho phép hackers thực hiện các hành vi độc hại mà không bị phát hiện.

Rootkit thường được sử dụng để duy trì quyền truy cập không giới hạn và ẩn các hoạt động của phần mềm độc hại khá bằng cách sửa đổi các tập tin hệ thống, bảng điều khiển thiết bị (device driver) hoặc thậm chí cả phần cứng để che giấu sự hiện diện của mình. Ngoài ra, Rootkit có thể thay thế các hàm hệ thống (API) bằng các hàm của riêng nó nhằm làm sai lệch kết quả khi các chương trình khác gọi đến các hàm này.

Rootkit malware

10. Fileless malware

Fileless malware là loại phần mềm độc hại không sử dụng tệp tin truyền thống để lây nhiễm hoặc hoạt động mà khai thác các lỗ hổng trong hệ điều hành hoặc phần mềm như PowerShell, Windows Management để tấn công. Hoạt động Fileless hoàn toàn trong bộ nhớ RAM mà không để lại dấu vết trên đĩa cứng nên khó phát hiện hơn bằng các công cụ quét truyền thống. Hơn nữa, Fileless malware có thể dễ dàng thay đổi hành vi và cấu trúc giúp chúng tránh được các bản cập nhật của phần mềm diệt virus.

Các cuộc tấn công fileless thường nhắm vào các mục tiêu quan trọng như dữ liệu nhạy cảm, hệ thống cơ sở hạ tầng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín. Chính vì vậy, Fileless malware là mối đe dọa lớn trong bảo mật website vì sự phức tạp và khó phát hiện của nó.

11. The hybrid attack

The hybrid attack là một phương thức tấn công mạng tinh vi, trong đó kẻ tấn công kết hợp nhiều loại phần mềm độc hại khác nhau để tối ưu hóa hiệu quả tấn công và làm khó khăn hơn việc phát hiện bởi các hệ thống bảo mật.

Hình thức tấn công này sử dụng sự kết hợp của các malware như virus, ransomware, spyware và trojan để thực hiện các hành vi độc hại, từ lừa đảo và phá hoại đến thu thập thông tin nhạy cảm. Tấn công kết hợp không chỉ gia tăng sự phức tạp của cuộc tấn công mà còn làm giảm khả năng các giải pháp bảo mật phát hiện và phản ứng kịp thời.

Ví dụ như:

- Virus và Ransomware: Một cuộc tấn công có thể khởi đầu bằng việc phát tán virus để làm gián đoạn hệ thống, sau đó sử dụng ransomware để mã hóa dữ liệu và yêu cầu tiền chuộc.

- Spyware và Trojan: Kẻ tấn công có thể sử dụng trojan để xâm nhập vào hệ thống và sau đó cài đặt spyware để theo dõi và thu thập thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.

Sự kết hợp của nhiều loại malware làm cho việc phát hiện tấn công trở nên khó khăn hơn vì các giải pháp bảo mật có thể chỉ nhận diện một hoặc vài loại malware mà không phát hiện ra toàn bộ hình thức tấn công. Để bảo vệ hệ thống của mình, các tổ chức và cá nhân cần có một chiến lược bảo mật toàn diện bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa và phát hiện.
 

Mã độc


Một số cách ngăn chặn mã độc từ malware

Để bảo vệ hệ thống và dữ liệu khỏi các mối đe dọa từ malware, việc triển khai các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để ngăn chặn mã độc và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công:

- Cập nhật phần mềm và hệ điều hành thường xuyên: Đảm bảo rằng hệ điều hành và tất cả các phần mềm đều được cập nhật phiên bản mới nhất. Các bản cập nhật thường xuyên chứa các bản patch bảo mật giúp bảo vệ hệ thống khỏi các lỗ hổng mà malware có thể khai thác.

- Sử dụng phần mềm chống virus và phần mềm bảo mật mạnh mẽ: Cài đặt và duy trì phần mềm chống virus và phần mềm bảo mật cập nhật thường xuyên. Những công cụ này giúp phát hiện, cách ly và loại bỏ malware trước khi chúng có thể gây hại.

- Sử dụng mật khẩu mạnh và xác thực hai yếu tố: Đặt mật khẩu mạnh và duy trì chính sách bảo mật cho mật khẩu. Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) để cung cấp một lớp bảo mật bổ sung. Theo một báo cáo của Verizon, việc áp dụng 2FA có thể giảm nguy cơ bị xâm nhập tài khoản đến 99%.

- Thiết lập tường lửa và cấu hình mạng an toàn: Sử dụng tường lửa để giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng ra vào. Đảm bảo rằng cấu hình mạng được tối ưu hóa để giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật.
 

Mã độc malware


Như những thông tin mà Website Chuyên Nghiệp đã chia sẻ, Malware là một thực tế không thể tránh khỏi trong thế giới số. Hàng ngày, hàng triệu cuộc tấn công malware diễn ra trên toàn thế giới, đe dọa đến sự an toàn của dữ liệu và hệ thống của chúng ta. Tuy nhiên, bằng cách trang bị cho mình những kiến thức về an ninh mạng và sử dụng các công cụ bảo mật hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạng an toàn và đáng tin cậy!

Bài viết liên quan:

icon websitechuyennghiep Dấu hiệu và cách khắc phục máy tính bị nhiễm virus

icon websitechuyennghiep Băng thông là gì? Cách đo lường và tối ưu băng thông

icon websitechuyennghiep Nguyên nhân, cách khắc phục trang web bị lỗi bảo mật

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Thiết kế website văn phòng phẩm
Thiết kế website văn phòng phẩm
Thiết kế website chuyên nghiệp cho văn phòng phẩm giúp doanh nghiệp của bạn tăng cường sự hiện diện trực tuyến, thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Deep web là gì? Hướng dẫn truy cập deep web an toàn
Deep web là gì? Hướng dẫn truy cập deep web an toàn
Deep web chiếm 90% Internet nhưng ít người biết đến. Vậy deep web là gì? Hoạt động của deep web như thế nào và đâu là những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng?
 Thumbnail là gì? Bí quyết thiết kế thumbnail thu hút người xem
Thumbnail là gì? Bí quyết thiết kế thumbnail thu hút người xem
Một thiết kế thumbnail hấp dẫn và hiệu quả cho website có thể thu hút người đọc chỉ trong vài giây và tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu...
Báo giá thiết kế landing page siêu tiết kiệm, chuyển đổi cao
Báo giá thiết kế landing page siêu tiết kiệm, chuyển đổi cao
Khám phá ngay các yếu tố ảnh hưởng đến giá làm landing page và cách chọn dịch vụ thiết kế landing page phù hợp với ngân sách, mục tiêu kinh doanh của bạn.
Khám phá kho tàng tính năng của website giúp tăng chuyển đổi
Khám phá kho tàng tính năng của website giúp tăng chuyển đổi
Tất tần tật về tính năng của website từ cơ bản đến nâng cao. Đọc ngay để biết cách tối ưu hóa website của bạn và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Navigation Bar là gì? Hướng dẫn tối ưu thanh điều hướng website
Navigation Bar là gì? Hướng dẫn tối ưu thanh điều hướng website
Khám phá cách tạo navigation bar đơn giản, hiệu quả giúp người dùng dễ dàng truy cập nội dung quan trọng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Thiết kế website ngoại thất
Thiết kế website ngoại thất
Dịch vụ thiết kế website ngoại thất giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện trực tuyến và thu hút khách hàng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Mobile friendly là gì? Những điều cần biết về mobile friendly
Mobile friendly là gì? Những điều cần biết về mobile friendly
Bạn muốn tăng chuyển đổi và cải thiện trải nghiệm người dùng? Hàng ngàn doanh nghiệp đã chứng minh thiết kế mobile friendly mang lại hiệu quả vượt...
Top 10 xu hướng thiết kế website nổi bật hiện nay
Top 10 xu hướng thiết kế website nổi bật hiện nay
Muốn website của bạn thật ấn tượng và hiện đại? Đừng bỏ qua 10 xu hướng thiết kế web 2024 giúp trang web tăng lượng tương tác và thu hút khách hàng.
Thiết kế website WordPress
Thiết kế website WordPress
Thiết kế web WordPress chuyên nghiệp với giao diện đẹp, đa dạng các tính năng hiện đại, dễ quản lý, tối ưu tốc độ và bảo mật cao, phù hợp mọi nhu...

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.