Marketing mix là gì? Kiến thức quan trọng về marketing mix

Trong nhiều năm gần đây, việc tiến hành quảng bá cho sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau đang trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Do đó mà thuật ngữ marketing mix cũng đang rất được người dùng quan tâm đến. Vậy marketing mix là gì? Có bao nhiêu chiến lược marketing mix điển hình hiện nay? Theo dõi nội dung dưới đây để cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.


Marketing mix là gì? Kiến thức quan trọng về marketing mix
 

Marketing mix là gì?

Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp, đây là công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng với mục đích là đạt được kết quả tiếp thị hiệu quả trên thị trường. Trước đây, marketing mix chủ yếu được phân loại theo mô hình 4P với các yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) và chủ yếu được sử dụng trong hoạt động marketing hàng hóa.

Tuy nhiên, theo thời gian thì mô hình này đã được phát triển thành marketing 7Ps với ba thành tố: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Sự thay đổi này là bằng chứng cho thấy hoạt động tiếp thị không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà đang dần chuyển sang những dịch vụ vô hình.

Vai trò của marketing mix trong kinh doanh

Mục đích của chiến lược marketing mix đó chính là tạo ra một chiến dịch tiếp thị toàn diện để thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng cao lợi nhuận và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Cụ thể, marketing mix bao gồm các vai trò dưới đây:

- Phân tích thị trường và xác định đối tượng khách hàng.

- Đưa ra những quyết định về sản phẩm và chất lượng hàng hóa.

- Đưa ra những quyết định về mức giá và chiến lược giá.

- Quyết định kênh phân phối sản phẩm.

- Đưa ra các quyết định về chiến lược quảng cáo để tạo nhận thức về sản phẩm, dịch vụ.

- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược tiếp thị và tiến hành điều chỉnh lại nếu thật sự cần thiết.


Chiến lược marketing
 

Các chiến lược marketing mix phổ biến hiện nay

1. Marketing mix 4P

Marketing mix 4P là một chiến lược tiếp thị được xuất hiện từ những năm 1960 bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy. Kể từ đó, mô hình này đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đồng thời cũng là nền móng cho khái niệm marketing mix truyền thống. Ngoài ra, marketing mix 4P cũng chính là tập hợp các phạm vi tiếp cận, bao gồm:

- Sản phẩm (Product): là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, bao gồm hàng hóa hữu hình và vô hình.

- Giá cả (Price): là yếu tố tác động đến toàn bộ chiến lược của marketing, đồng thời ảnh hưởng đến doanh số và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.

- Địa điểm (Place): là kênh phân phối trung gian để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.

- Khuyến mãi / Xúc tiến (Promotion): bao gồm các công việc quảng bá, quan hệ công chúng, chiến lược khuyến mãi, quảng cáo, bán hàng cá nhân,... để giúp khách hàng biết được tại sao họ lại cần nó.

2. Marketing mix 7P

Marketing mix 7P là mô hình tiếp thị được mở rộng từ 4P khi được bổ sung thêm ba yếu tố là:

- People (Con người): đây chính là khách hàng mục tiêu, người mua hàng và là khách hàng của bạn.

- Process (Quy trình): đề cập đến các quy trình mà doanh nghiệp sẽ cần làm để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.

- Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình): dùng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác như sản phẩm, cửa hàng, bao bì, túi xách, biên nhận và các mặt hàng có nhãn hiệu để có thể nhìn thấy và chạm vào.

Hiện nay, mô hình marketing 7P được ứng dụng phổ biến trong các ngành thương mại dịch vụ nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá các sản phẩm / dịch vụ ra ngoài thị trường.


Marketing mix là gì?

3. Marketing mix 4C

Marketing hỗn hợp 4C là mô hình được Robert F. Lauterborn phát triển vào năm 1990. Khi đề cập đến khái niệm 4C marketing mix là gì thì bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng đây giống như là phiên bản mở rộng của mô hình 4P và 7P. Không giống như các chiến lược trên, khi phân tích phương pháp marketing này, các bạn cần tập trung vào 4 thành tố chính như sau:

- Customer: doanh nghiệp cần bán sản phẩm đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Vậy nên mà họ cần nghiên cứu thật kỹ về nhu cầu của người dùng và thị trường mục tiêu.

- Cost: chi phí mà khách hàng bỏ ra để sử dụng, vận hành và bảo hành sản phẩm mà họ đã mua. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra mức giá phù hợp để đáp ứng được các giá trị tương ứng.

- Convenience: sản phẩm của doanh nghiệp cần luôn có sẵn với khách hàng nên các marketer phải tiến hành điều chỉnh kênh phân phối sao cho thuận tiện nhất.

- Communication: khái niệm về promotion thường mang tính chất cưỡng ép nhưng với communication thì mang tính chất hợp tác hơn. Vậy nên mà các marketer cần phải có sự tương tác với khách hàng dựa trên mong muốn và nhu cầu của mình.

4. Marketing mix 4E

Tương tự như các chiến lược marketing mix khác, 4E marketing là chiến lược thường được các chuyên gia trong ngành áp dụng. Mô hình này là sự tập hợp của các yếu tố sau:

- Experience: là trải nghiệm của người tiêu dùng dành cho sản phẩm của bạn.

- Exchange: khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu mà họ cho rằng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

- Everywhere: doanh nghiệp cần phải làm rõ được nơi mà khách hàng có thể tiếp cận và mua các sản phẩm của bạn.

- Evangelism: là việc mà mọi người sẽ cùng lan tỏa các sản phẩm và dịch vụ của bạn đến nhiều người hơn.

Marketing mix

Một số ví dụ về chiến lược marketing mix của thương hiệu nổi tiếng

1. Chiến lược marketing mix của Coca Cola

Coca Cola là một tập đoàn nước giải khát nổi tiếng nhất hiện nay với các sản phẩm có độ phủ rộng hơn 200 quốc gia trên khắp mọi châu lục khác nhau. Để đạt được thành tựu như hiện tại, Coca Cola đã triển khai chiến lược marketing mix như sau:

- Sản phẩm: tạo nên sự đa dạng sản phẩm trong suốt quá trình hình thành và phát triển với hơn 3900 loại sản phẩm khác nhau.

- Giá cả: tuân thủ theo nguyên tắc phân biệt giá thuộc cấp độ 2. Tức là các sản phẩm thuộc phân khúc khác nhau có mức giá khác nhau.

- Phân phối: sản phẩm được phân bố rộng rãi trên hơn 200 quốc gia và có mặt tại các nhà bán lẻ, siêu thị.

- Xúc tiến: chủ yếu là quảng bá trên các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội và những chương trình lớn.

2. Chiến lược marketing mix của Baemin

Phương pháp marketing của Baemin đó chính là giúp cho thương hiệu có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó là một số chiến dịch giới thiệu nhà hàng, quán ăn trên app.

- Sản phẩm: sàn thương mại điện tử dành riêng cho mô hình kinh doanh FnB bằng cách cài đặt ứng dụng trên điện thoại.

- Giá thành: thường xuyên sử dụng các chiến dịch khuyến mãi về giá cho người dùng.

- Phân phối: đã được phân phối tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương.

- Xúc tiến: thường xuyên kết hợp với KOL, Influencers để tiếp cận và thu hút giới trẻ.


Khái niệm marketing mix
 

Trên đây là những kiến thức về marketing mix mà Website Chuyên Nghiệp muốn chia sẻ. Hi vọng từ bài viết này, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để áp dụng một chiến lược marketing hiệu quả vào trong quá trình tiếp thị của mình.

Bài viết liên quan:

icon websitechuyennghiep Quy trình marketing online chuẩn mực

icon websitechuyennghiep 5 mục tiêu kinh doanh online đơn giản, hiệu quả nhất

icon websitechuyennghiep Làm thế nào để chiến dịch Marketing online mang lại hiệu quả?

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

Responsive là gì? Tổng quan kiến thức về responsive website
Responsive là gì? Tổng quan kiến thức về responsive website
Web responsive là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng và cách tối ưu responsive website để bạn tối ưu khả năng hiển thị và trải nghiệm người dùng trên mọi thiết...
Search engine là gì? Điểm mặt 10 search engine phổ biến nhất
Search engine là gì? Điểm mặt 10 search engine phổ biến nhất
Search engine là gì? Khám phá các search engines phổ biến hiện nay để bạn xây dựng chiến lược SEO hiệu quả và phù hợp với thuật toán của công cụ tìm...
Template là gì? Những điều cần biết về template website
Template là gì? Những điều cần biết về template website
Template là gì? Khám phá những điều cần biết về mẫu template đẹp trong thiết kế website để các bạn tham khảo, từ đó áp dụng hiệu quả vào trang web của...
CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt? Cách tối ưu chỉ số CTR
CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt? Cách tối ưu chỉ số CTR
CTR là gì? Khám phá vai trò của chỉ số Click Through Rate để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột của người dùng và hỗ trợ chiến dịch marketing mang lại thành...
SEO là gì? Toàn tập về Search Engine Optimization (SEO)
SEO là gì? Toàn tập về Search Engine Optimization (SEO)
SEO là gì? Tìm hiểu các kiến thức về Search Engine Optimization để trang web của bạn gia tăng thứ hạng trên Google, đồng thời thu hút khách hàng hiệu quả.
Web app là gì? Kiến thức quan trọng về web application
Web app là gì? Kiến thức quan trọng về web application
Web app là gì? Khám phá những kiến thức quan trọng về web application để bạn có thể ứng dụng vào quá trình học tập và làm việc của mình một cách hiệu...
Trải nghiệm người dùng là gì? Hướng dẫn thiết kế và tối ưu UX
Trải nghiệm người dùng là gì? Hướng dẫn thiết kế và tối ưu UX
Việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên sản phẩm, ứng dụng hoặc website đang trở thành chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan...
DNS là gì? Chức năng của hệ thống phân giải tên miền
DNS là gì? Chức năng của hệ thống phân giải tên miền
DNS là gì? Tìm hiểu chức năng của hệ thống phân giải tên miền để giúp bạn có thể nhanh chóng truy cập vào website mà không cần phải nhớ địa chỉ IP phức...
Breadcrumb là gì? Phân loại, lợi ích và cách tối ưu breadcrumb
Breadcrumb là gì? Phân loại, lợi ích và cách tối ưu breadcrumb
Breadcrumb là gì? Tìm hiểu cách phân loại, lợi ích và phương pháp tối ưu breadcrumb hiệu quả để website có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người...
HTTP là gì? Tổng quan kiến thức về giao thức HTTP
HTTP là gì? Tổng quan kiến thức về giao thức HTTP
HTTP là gì? Khám phá tổng quan các kiến thức HTTP và cách chuyển đổi sang HTTPS để gia tăng khả năng bảo mật cho trang web của bạn khi người dùng truy cập.

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.