Sự khác nhau giữa Jailbreak, Root và Unlock

Các khái niệm jailbreak, root và unlock bây giờ không còn là mới, nhưng vẫn có một số người hiểu chưa chính xác hoặc còn mơ hồ về sự khác biệt của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những điểm khác nhau giữa các khái niệm này.

1. Jailbreak

Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn nhà sản xuất áp dụng với thiết bị. Jailbreak chủ yếu thực hiện với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad. Jailbreak gỡ bỏ các giới hạn Apple đặt ra, cho phép bạn cài đặt phần mềm của bên thứ ba ở bên ngoài kho ứng dụng App Store của Apple. Thông qua việc jailbreak, bạn có thể làm những việc như thay đổi trình duyệt mặc định hoặc phần mềm email của iPhone. Nói cách khác, jailbreak cho phép bạn sử dụng những phần mềm Apple không cho phép trên chiếc iPhone hoặc iPad của mình.

Jailbreak cũng có thể thực hiện với các thiết bị khác nhằm mục tiêu tương tự như trên iPhone hay iPad. Ví dụ, jailbreak máy tính bảng Microsoft Surface RT cho phép bạn cài các chương trình phần mềm máy tính không được phép sử dụng. (Theo mặc định, ở chế độ desktop các thiết bị chạy hệ điều hành Windows RT chỉ được phép chạy một số ứng dụng do Microsoft viết, như Microsoft Office). Nhưng lưu ý là các ứng dụng máy tính đó phải được biên dịch (compile) cho nền tảng vi xử lý ARM, do đó bạn không thể chạy các phần mềm Windows hiện nay trên máy tính bảng Surface RT.

Các công ty như Apple và Microsoft không muốn bạn jailbreak thiết bị của họ để thay đổi các chương trình mặc định trên hệ điều hành hoặc chạy ứng dụng máy tính của bên thứ ba trên Windows RT. Để thực hiện jailbreak, các hacker phải tìm ra lỗ hổng bảo bật cho phép họ 'khai thác' thiết bị và vượt qua hàng rào bảo vệ của nhà sản xuất.

2. Root

Root là quá trình dành quyền truy cập gốc (root access), mang lại cho người dùng toàn quyền kiểm soát và truy cập vào smartphone hoặc máy tính bảng của mình. Hành động này chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị Android, nhưng root cũng có thể thực hiện trên các thiết bị khác sử dụng hệ điều hành Linux như hệ điều hành Symbian đã chết yểu của Nokia.

Tương tự như jailbreak thiết bị iOS, root là cách để vượt qua những giới hạn do các nhà sản xuất hoặc nhà mạng đưa ra với thiết bị Android. Sau khi root thành công, tức là bạn đã dành được quyền truy cập gốc, bạn có thể gỡ bỏ hoặc thay đổi các ứng dụng và các thiết lập trên smartphone hoặc máy tính bảng.

Một trong những lý do phổ biến nhất để root điện thoại là thay hệ điều hành của nhà sản xuất cung cấp bằng một bản ROM tùy biến (custom ROM) khác. Bản ROM tùy biến ở đây được hiểu là phiên bản hệ điều hành do các lập trình hoặc các nhóm lập trình phát triển dành cho một mẫu điện thoại nào đó. Ngoài ra, root máy còn mang lại khả năng gỡ bỏ những ứng dụng không muốn dùng mà sản xuất và nhà mạng đưa vào, qua đó giúp tăng thêm dung lượng bộ nhớ lưu trữ.

Quá trình root điện thoại Android tùy thuộc vào từng thiết bị nhưng có điểm chung là càng ngày càng đơn giản hơn. Thông thường, các điện thoại có nhiều người dùng như Nexus 4, Galaxy S3 hoặc HTC One X sẽ có nhiều bản ROM để lựa chọn do chúng được nhiều nhà phát triển ứng dụng quan tâm.

Lưu ý là root có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo hành sản phẩm. Tuy vậy, việc root từ ROM gốc của nhà sản xuất bây giờ có thể trở lại trạng thái ban đầu khá dễ dàng, không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành.

Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về cách root điện thoại Android tại đây và các bài viết liên quan gồm cách cập nhật OTA cho điện thoại Android vẫn giữ nguyên root, các ứng dụng hay cho máy đã root.  

3. Unlock Bootloader (mở khóa bootloader)

Theo nghĩa đen, bootloader là đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu khởi động. Mỗi điện thoại Android đều có bootloader để chỉ dẫn nhân hệ điều hành khởi động bình thường. Bootloader thường bị khóa trên các thiết bị Android bởi vì dù đây là hệ điều mã nguồn mở, song các nhà sản xuất vẫn muốn tạo ra các phiên bản hệ điều hành Android riêng cho thiết bị của mình. Để bảo vệ các phiên bản hệ điều hành Android riêng của mình, các nhà sản xuất thường khóa bootloader. Với các thiết bị Android bị khóa bootloader, máy chỉ có thể khởi động vào bản ROM được nhà sản xuất quy định. Vì vậy, nếu bạn muốn root điện thoại để cài bản ROM khác, bạn phải mở khóa bootloader của nhà sản xuất.

Tuy vậy, lưu ý là việc mở khóa bootloader sẽ làm mất bảo hành thiết bị. Ngoài ra, nó cũng xóa sạch dữ liệu bên trong máy gồm ứng dụng, danh bạc, tin nhắn SMS và MMS.

Mở khóa bootloader có thể đòi hỏi phải khai thác lỗ hổng. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất như HTC và Motorola cho phép người dùng mở khóa bootloader trên một số thiết bị nhưng cảnh báo việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành thiết bị. Theo các chuyên gia, việc mở khóa bootloader trên các thiết bị Nexus dễ dàng hơn các thiết bị Android khác.

Trên lý thuyết, việc mở khóa bootloader còn cho phép cài đặt các hệ điều hành không phải Android lên các thiết bị. Ví dụ, bạn có thể cài hệ điều hành Ubuntu cho điện thoại hoặc WebOS trên các điện thoại Nexus đã mở khóa bootloader. Thậm chí, phiên bản Ubuntu dành cho máy tính cũng có thể cài trên máy tính bảng Nexus 7. Tất nhiên, hệ điều hành đó phải được xây dựng để tương thích với thiết bị cài đặt.

4. Unlock điện thoại

Các điện thoại được bán kèm hợp đồng dịch vụ của nhà mạng thường bị 'khóa mạng'. Bị khóa mạng có nghĩa là điện thoại đó được thiết lập để chỉ sử dụng được trên mạng của nhà cung cấp đó, ví dụ iPhone phiên bản khóa mạng của Viettel thì chỉ sử dụng được SIM của Viettel chứ không dùng được SIM của VinaPhone hay MobiFone. Nếu bạn đưa SIM của nhà mạng khác vào, bạn sẽ nhận được thông báo điện thoại đã bị khóa không dùng được với SIM đó.

Unlock (mở khóa mạng) điện thoại cho phép bạn sử dụng SIM của nhà mạng khác. Để mở khóa mạng cho điện thoại, bạn cần có mã mở khóa. Nhiều nhà mạng hiện nay thu phí mở khóa điện thoại trong trường hợp điện thoại khóa mạng đó vẫn còn trong thời gian hợp đồng với nhà mạng. Ví dụ với iPhone bản khóa mạng hiện nay, Viettel và VinaPhone đang thu phí mở mạng khoảng 500.000 đồng mỗi máy.

Theo: Tin Tức Công Nghệ

 

Tags:

Tin tức khác | Xem tất cả

C++ là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++
C++ là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++
C++ là gì? Khám phá những điều cần biết về ngôn ngữ lập trình C++ để giúp các bạn có thể hỗ trợ tốt cho việc học, việc làm của mình một cách hiệu...
Python là gì? Từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python
Python là gì? Từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python
Python là gì? Khám phá kiến thức từ A - Z về ngôn ngữ lập trình Python để giúp bạn có thể hiểu rõ, cũng như áp dụng hiệu quả vào trong công việc của...
World Wide Web là gì? Tổng quan kiến thức về World Wide Web
World Wide Web là gì? Tổng quan kiến thức về World Wide Web
World Wide Web là gì? Tìm hiểu kiến thức tổng quan về www để thấy được vai trò của nó trong việc giúp người dùng kết nối, chia sẻ với nhau trên toàn cầu
WordPress là gì? Liệu có nên dùng WordPress để tạo website?
WordPress là gì? Liệu có nên dùng WordPress để tạo website?
WordPress là gì? Liệu có nên dùng WordPress để tạo website? Theo dõi bài viết này để cùng tìm hiểu tổng quan những kiến thức liên quan đến web WordPress.
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Tổng quan về ngôn ngữ PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP là gì? Tổng quan về ngôn ngữ PHP
PHP là gì? Khám phá tổng quan kiến thức về ngôn ngữ lập trình PHP để giúp các bạn có thể áp dụng hiệu quả vào trong việc học và phát triển sự nghiệp...
HTML là gì? Tổng quan kiến thức về ngôn ngữ HTML cơ bản
HTML là gì? Tổng quan kiến thức về ngôn ngữ HTML cơ bản
Lập trình HTML là gì? Khám phá những kiến thức tổng quan về ngôn ngữ HTML để bạn áp dụng hiệu quả vào trong công việc phát triển, sáng tạo website của...
Web server là gì? Top 5 web server phổ biến hiện nay
Web server là gì? Top 5 web server phổ biến hiện nay
Web server là gì? Tìm hiểu các loại máy chủ web phổ biến nhất hiện nay để bạn có thể lựa chọn, ứng dụng nhằm lưu trữ dữ liệu cho trang web được hiệu...
Header là gì? Tầm quan trọng của một header website
Header là gì? Tầm quan trọng của một header website
Header là gì? Khám phá những vai trò và yếu tố quan trọng của mẫu header website sẽ giúp bạn hiểu được lý do tại sao mình nên cần đầu tư thiết kế vào...
Ngôn ngữ lập trình là gì? Các ngôn ngữ lập trình phổ biến
Ngôn ngữ lập trình là gì? Các ngôn ngữ lập trình phổ biến
Ngôn ngữ lập trình là gì? Khám phá các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay để hỗ trợ bạn hiệu quả trong quá trình học tập và phát triển ứng dụng,...
Lập trình web là gì? Các bước lập trình web cơ bản
Lập trình web là gì? Các bước lập trình web cơ bản
Lập trình web là gì? Tìm hiểu cách lập trình web cơ bản để giúp cho các bạn có thể dễ dàng tham khảo và từ đó tạo ra một website chuyên nghiệp cho riêng...

Gửi thông tin yêu cầu

icon

Vui lòng nhập thông tin và yêu cầu tư vấn của bạn vào khung bên dưới.

Nhân viên của công ty Phương Nam Vina sẽ liên hệ lại và hỗ trợ cho bạn.

Liên hệ nhân viên tư vấn

icon

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc trao đổi qua skype.

Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của Phương Nam Vina để được hỗ trợ.